1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– Thông tư số 22/2009/TT-BTC.
– Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT)
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ, Cơ quan tra cứu quốc tế, Văn phòng sáng chế quốc tế
3. Hình thức đăng ký
Đăng ký sáng chế theo đơn quốc gia
– Đăng ký sáng chế theo Đơn quốc gia là việc Quý Công ty trực tiếp nộp đơn tại từng quốc gia dự định đăng ký cho sáng chế.
– Đơn sẽ được xử lý theo quy định của từng quốc gia.
Nộp đơn theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam.
– Nộp đơn quốc tế: ghi rõ các nước chỉ định bảo hộ sáng chế
– Tra cứu quốc tế: Đơn có nguồn gốc Việt Nam được tra cứu tại một trong các cơ quan sở hữu trí tuệ: Áo; Úc; Nga; Hàn Quốc; Thụy Điển; Cơ quan sáng chế châu Âu
– Công bố đơn: Văn phòng quốc tế thực hiện
– Thẩm định sơ bộ quốc tế: đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong Đơn quốc tế có đáp ứng tiêu chuẩn tính mới trình độ sáng tạo, và khả năng áp dụng theo PCT hay không nhằm giúp cho Quý công ty có cơ hội đánh giá lại một lần nữa về khả năng được cấp patent cho sáng chế của mình trước khi chi các khoản tiền cần thiết cho việc nộp Đơn. T
– Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: Sau khi kết thúc giai đoạn quốc tế, đơn được thẩm định lại theo quy định của từng quốc gia chỉ định bảo hộ.
4. Thông tin cung cấp
– Thông tin về người nộp đơn;
– Thông tin về đơn sáng chế đã nộp tại nước sở tại (nếu có)
– Bản mô tả sáng chế (Luật Gia Phạm dịch sang tiếng Anh);
– Danh sách chi tiết các qia chỉ định bảo hộ sáng chế để Luật Gia Phạm có thể gửi báo phí chi tiết đến quý công ty.
Vui lòng liên hệ với Luật Gia Phạm để được tư vấn trực tiếp.