Thông tư 238/2009/TT-BTC ngày 21/12/2009

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Số: 238/2009/TT-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2009

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 82/2009/NĐ-CP NGÀY 12/10/2009 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2008/NĐ-CP NGÀY 13/5/2008 VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Căn cứ Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và Nghị định số 82/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/2008/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về phí bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 82/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ như sau:

Điều 1. Đối tượng chịu phí

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số 82/2009/NĐ-CP, bao gồm: Đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng titan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatít, dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và các loại khoáng sản khác.

Điều 2. Mức thu phí

Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 63/2008/NĐ-CP và khoản 2 và 3, Điều 1 Nghị định số 82/2009/NĐ-CP, trong đó:

– Khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3; Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.

– Quặng khoáng sản khác: Mức thu tối đa là 10.000 đồng/tấn.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 82/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ có hiệu lực.

2. Các nội dung khác không quy định trong Thông tư này thì tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– VP Ban CĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Website Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, Vụ CST (CST5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

 

 

Tags: 

Comments are closed.