QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 36/2008/QĐ-BCT NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2008
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHÍ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010;
Sau khi trao đổi thống nhất với các Bộ liên quan;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chí phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 13/2006/QĐ-BTM ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan liên quan và các thành viên Hội đồng thẩm định Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Biên
TIÊU CHÍ PHÊ DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36 /2008/QĐ-BCT
ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Stt |
Tiêu chí |
Điểm số |
|
Điểm tối đa |
Điểm đánh giá của chuyên gia |
||
1 |
Đánh giá về sự cần thiết, mục tiêu đề án |
15 |
|
1.1 |
Đề án phù hợp với chiến lược phát triển xuất khẩu quốc gia; chiến lược phát triển ngành hàng và mục tiêu của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. |
5 |
|
1.2 |
Đơn vị chủ trì chứng minh được đề án xuất phát từ nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu. |
5 |
|
1.3 |
Mục tiêu đề án cụ thể, rõ ràng, có khả năng lượng hóa, và tính khả thi cao. |
5 |
|
2 |
Đánh giá nội dung phương án triển khai đề án |
40 |
|
2.1 |
Phương án triển khai tổng thể rõ ràng, đảm bảo tính tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế, tiết kiệm; phân tích rõ đối tượng mục tiêu, mặt hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu từ đó đề ra các biện pháp phù hợp. |
10 |
|
2.2 |
Phương án chi tiết làm rõ: – Nội dung các hoạt động chính. – Phương thức triển khai. – Kế hoạch và tiến độ thực hiện. |
20 |
|
□ Đối với đề án thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu: – Về thông tin thương mại: làm rõ nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, khai thác sử dụng thông tin và cơ chế cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. – Về tuyên truyền xuất khẩu: phân tích rõ đối tượng, thông điệp, phương tiện, đối tác và kế hoạch truyền thông. – Về việc mời cơ quan truyền thông nước ngoài vào Việt Nam: chứng minh được năng lực và uy tín của cơ quan truyền thông, có kế hoạch và nội dung làm việc dự kiến rõ ràng, cụ thể. □ Đối với đề án thuê chuyên gia tư vấn: nêu rõ nội dung tư vấn, yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn, cơ chế để doanh nghiệp tham gia và hưởng lợi từ việc thuê tư vấn. □ Đối với đề án đào tạo: nêu rõ đối tượng, nội dung, phương pháp, thời gian và địa điểm đào tạo, dự kiến giảng viên. □ Đối với đề án hội chợ triển lãm: nêu rõ phương án vận động doanh nghiệp tham gia và khách tham quan giao dịch tại hội chợ; phương án truyền thông; phương án tổ chức các hoạt động phục vụ doanh nghiệp và các hoạt động liên quan khác. □ Đối với đề án tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch thương mại ở nước ngoài: làm rõ kế hoạch, nội dung làm việc dự kiến; phương án truyền thông và phối hợp với thương vụ, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan xúc tiến thương mại của nước ngoài để huy động đối tác tham gia giao dịch thương mại. □ Đối với đề án xúc tiến tổng hợp: nêu rõ nội dung, cách thức tổ chức và chương trình làm việc dự kiến; phương án triển khai cho từng nội dung xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch. □ Đối với đề án xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước: làm rõ được mục đích, cơ chế vận hành, tham gia và hưởng lợi của doanh nghiệp, nguồn kinh phí đối ứng. □ Đối với đề án xây dựng và ứng dụng qui trình kinh doanh điện tử, áp dụng các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử: nêu rõ đối tượng, nội dung, phương thức triển khai và cơ chế để doanh nghiệp tham gia; phương án quản lý, vận hành trong và sau khi kết thúc đề án. |
|
|
|
2.3 |
Phương án tài chính rõ ràng, sát thực tế, phù hợp với các quy định hiện hành. |
10 |
|
3 |
Đánh giá năng lực triển khai của đơn vị chủ trì |
35 |
|
3.1 |
Kết quả các đề án do đơn vị chủ trì đã thực hiện trước đây đạt được mục tiêu đề ra về số lượng và chất lượng, đóng góp vào phát triển xuất khẩu, có tính chuyên nghiệp cao và được doanh nghiệp và các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đánh giá tốt. |
15 |
|
3.2 |
Đơn vị chủ trì thực hiện thanh quyết toán với doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính đúng quy định. |
5 |
|
3.3 |
Đơn vị chủ trì nắm vững thực trạng về mặt hàng, thị trường, doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh, phân tích rõ lợi thế cạnh tranh và đề ra được định hướng xúc tiến thương mại rõ ràng |
5 |
|
3.4 |
Đơn vị chủ trì có đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng triển khai đề án. Người trực tiếp chủ trì đề án là người có kinh nghiệm quản lý phù hợp với yêu cầu và quy mô của đề án. |
5 |
|
3.5 |
Đơn vị chủ trì có khả năng phối hợp với các đối tác uy tín trong và ngoài nước để thực hiện đề án. |
5 |
|
4 |
Đánh giá hiệu quả dự kiến của đề án |
10 |
|
|
Đề án phân tích rõ được hiệu quả chung của chương trình, lợi ích trực tiếp và gián tiếp đối với đối tượng hưởng lợi (định tính, định lượng, ngắn hạn, dài hạn), nhận diện được rủi ro, đồng thời có phương án dự phòng. |
10 |
|
□ Từ 85 điểm trở lên: Đề án đạt
□ Từ 65 – 84 điểm: Đề án đạt nhưng cần điều chỉnh bổ sung
□ Dưới 65 điểm: Đề án không đạt
□ Tiêu chí 1 dưới 10 điểm: Đề án không đạt