QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo
Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010
*********
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi – Giai đoạn 2006 – 2010;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II; Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Chương trình 135 giai đoạn II; Chánh Văn phòng Uỷ ban Dân tộc, Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Giàng Seo Phử
QUY ĐỊNH
Chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình phát triển kinh tế-xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT
ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng
Chế độ báo cáo này quy định đối với các cơ quan, đơn vị quản lý chỉ đạo và thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.
Điều 2. Phạm vi báo cáo
Báo cáo công tác quản lý, chỉ đạo, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 135 giai đoạn II; những thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.
Điều 3. Loại báo cáo
– Báo cáo Quý.
– Báo cáo Năm.
Điều 4. Yêu cầu đối với các loại báo cáo
1. Đảm bảo kịp thời, chính xác, đầy đủ các chỉ tiêu và thống nhất theo hệ thống mẫu, biểu ban hành kèm theo Quy định này.
2. Báo cáo ngắn gọn, đầy đủ thông tin và số liệu phản ánh rõ những công việc đã hoàn thành; việc chưa hoàn thành; tiến độ thực hiện; tồn tại, khó khăn và nguyên nhân; những giải pháp thực hiện.
3. Báo cáo thực hiện bằng văn bản và thư điện tử.
Chương II.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Báo cáo của cấp xã
1. Báo cáo của cấp xã thực hiện theo Hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo quy chế này (Phụ lục số I), gồm:
– Biểu 1: Thông tin cơ bản;
– Biểu 2: Báo các tiến độ thực hiện và giải ngân vốn Chương trình 135;
– Biểu 3: Thống kê hợp đồng;
– Biểu 4: Các chỉ số thực hiện hoặc chỉ số đầu ra.
2. Hình thức gửi báo cáo:
– Đối với các xã đã có đủ điều kiện sử dụng máy vi tính, chuyển số liệu qua mạng internet: Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện gửi phần mềm biểu mẫu báo cáo cho cấp xã; cấp xã nhập số liệu trực tiếp vào hệ thống biểu và gửi về Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện qua mạng internet, hoặc các công cụ khác (đĩa CD, đĩa mềm).
– Đối với các xã chưa có điều kiện sử dụng máy vi tính, chuyển số liệu qua mạng internet: Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện in các biểu mẫu báo cáo ban hành kèm theo quy định này; cung cấp cho Uỷ ban nhân dân các xã để điền đầy đủ các thông tin của mẫu biểu và gửi về Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện theo đường bưu chính để tổng hợp.
3. Thời gian báo cáo:
Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện căn cứ quy định thời gian báo cáo của cấp Tỉnh và điều kiện cụ thể để quy định thời gian báo cáo (ngày, tháng cụ thể), nơi gửi báo cáo đối với cấp xã cho phù hợp.
Điều 6. Báo cáo của cấp huyện
1. Báo cáo của cấp huyện thực hiện theo Hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Quy chế này (Phụ lục số II), gồm:
– Biểu 1: Thông tin cơ bản;
– Biểu 2: Báo các tiến độ thực hiện và giải ngân vốn Chương trình 135;
– Biểu 3: Thống kê hợp đồng;
– Biểu 4: Các chỉ số thực hiện hoặc chỉ số đầu ra;
– Báo cáo phân tích, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện theo mẫu báo cáo MS 01/BC và MS 02/BC (kèm theo Quy định này).
Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện căn cứ biểu mẫu báo cáo của các đơn vị thực hiện (cấp xã, các ban quản lý dự án, các phòng ban…) xử lý, tổng hợp chung vào hệ thống biểu mẫu dành cho cấp huyện.
2. Hình thức gửi báo cáo: Báo cáo gửi Cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh (báo cáo phân tích, đánh giá và hệ thống biểu) thực hiện cả 2 hình thức:
– Gửi báo cáo qua đường bưu chính (có ký tên đóng dấu của người phụ trách cơ quan thường trực Chương trình 135 cấp huyện);
– Gửi báo cáo qua thư điện tử (đối với các huyện sử dụng internet) hoặc bằng đĩa CD, đĩa mềm (đối với các huyện chưa có điều kiện sử dụng internet).
3. Thời gian báo cáo:
Cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh căn cứ quy định thời gian báo cáo của Cơ quan Thường trực Chương trình 135 Trung ương và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định thời gian báo cáo (ngày, tháng cụ thể), nơi gửi báo cáo đối với cấp huyện cho phù hợp.
Điều 7. Báo cáo của cấp tỉnh
1. Hệ thống biểu và báo cáo của cấp tỉnh
– Căn cứ hệ thống biểu và báo cáo phân tích, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình 135 của Cơ quan thường trực cấp huyện, Cơ quan Thường trực Chương trình 135 tỉnh tổng hợp vào hệ thống phần mềm báo cáo cấp tỉnh (PMT); xây dựng báo cáo phân tích, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh theo mẫu báo cáo MS 03/BC và MS 04/BC (kèm theo Quy định này) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định và gửi về các Cơ quan Trung ương
– Báo cáo gửi các cơ quan Trung ương, gồm:
+ Báo cáo phân tích, đánh giá gửi qua đường bưu chính (có ký tên đóng dấu của Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh);
+ Báo cáo phân tích, đánh giá và file biểu mẫu (lấy từ phần mềm PMT) gửi qua thư điện tử.
2. Thời gian báo cáo:
– Báo cáo quý: Cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh hoàn thành và gửi trước ngày 15, tháng đầu tiên của quý tiếp theo (trừ quý I trùng báo cáo năm).
– Báo cáo năm: Cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh gửi báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 15/4 năm sau, trong đó bao gồm cả kết quả năm trước và kết quả của quý I năm sau.
Tuỳ điều kiện cụ thể, Cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh quy định thời gian báo cáo đối với cấp huyện và xã.
3. Nơi gửi báo cáo (cả báo quý và báo cáo năm):
– Báo cáo gửi qua thư điện tử: [email protected]
– Báo cáo gửi qua đường bưu chính: Uỷ ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Chính phủ;
Địa chỉ tải phần mềm biểu mẫu báo cáo cấp tỉnh, huyện, xã và hướng dẫn sử dụng tại địa chỉ http://www.cema.gov.vn/downloads/CT135/index.html
Chương III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban Dân tộc
1. Hàng năm Uỷ ban Dân tộc chịu trách nhiệm phổ biến hệ thống biểu mẫu báo cáo và tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về công tác báo cáo cho một số cán bộ của các tỉnh để đội ngũ cán bộ này đào tạo bồi dưỡng cán bộ các cấp địa phương thực hiện công tác báo cáo.
2. Đôn đốc, hướng dẫn các Tỉnh có Chương trình 135 giai đoạn II thực hiện chế độ báo cáo đảm bảo đúng thời gian và yêu cầu của Quy định này.
3. Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình giảm nghèo Trung ương.
Điều 9. Trách nhiệm của địa phương
1. Tổ chức thực hiện Quy định về chế độ báo cáo: Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình 135 của tỉnh, huyện, xã triển khai đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng báo cáo và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo đúng kỳ hạn, trung thực, chính xác để chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 có hiệu quả.
2. Bố trí cán bộ thực hiện công tác tổng hợp thông tin báo cáo và tạo điều kiện cho cán bộ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn liên quan đến nội dung báo cáo; cập nhật các văn bản, báo cáo có nội dung liên quan của cấp trên, của đơn vị để nghiên cứu, tổng hợp;
3. Bố trí, đảm bảo các nguồn lực cần thiết để thực hiện chế độ báo cáo: Bố trí kinh phí tổ chức đào tạo, tập huấn; kinh phí in ấn các mẫu biểu báo cáo; các trang thiết bị cần thiết khác (máy tính, máy in, Internet…) từ nguồn kinh phí của dự án đào tạo nâng cao năng lực; kinh phí quản lý Chương trình 135.
4. Ban hành quy định cụ thể: Cơ quan Thường trực Chương trình 135 cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo đối với các cơ quan, đơn vị cấp dưới tham gia thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.
5. Ký các loại báo cáo gửi các cơ quan Trung ương.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những vấn đề chưa phù hợp cần bổ sung, sửa đổi, các địa phương và đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời về cơ quan Thường trực Chương trình 135 Trung ương để nghiên cứu giải quyết./.
MS 01/BC
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II
(Dùng cho cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện quý)
I. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CT 135 QUÝ….NĂM 200..
1. Kết quả thực hiện các dự án thành phần
a) Dự án Hỗ trợ PTSX:
– Vốn kế hoạch, vốn thực hiện (kể cả nguồn khác): Thực hiện trong quý và luỹ kế đến kỳ báo cáo (tỷ lệ %)
– Số hộ thụ hưởng.
– Số mô hình thực hiện.
– Số dự án (mua sắm thiết bị sau thu hoạch và công cụ sản xuất).
– Số hoạt động khuyến nông, lâm, ngư, công.
– Số xã làm chủ đầu tư.
b) Dự án CSHT
– Vốn kế hoạch, vốn thực hiện (kể cả lồng ghép): Thực hiện trong quý và luỹ kế đến kỳ báo cáo (tỷ lệ %)
– Số công trình từng loại và vốn tương ứng
– Số xã làm chủ đầu tư, số công trình xã làm chủ đầu tư
– Năng lực tăng thêm: Số km đường giao thông, số ha tưới tiêu tăng thêm, số phòng học, số hộ sử dụng điện, nước sinh hoạt…
c) Dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng
– Số vốn KH và vốn thực hiện: Thực hiện trong quý và luỹ kế đến kỳ báo cáo (tỷ lệ %)
– Số lớp đào tạo cho từng đối tượng: Cán bộ và cộng đồng
– Nội dung đào tạo
– Tổ chức đào tạo: Các hình thức đào tạo, giảng viên, tài liệu đào tạo…
d) Chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân, và trợ giúp pháp lý do: Thực hiện trong quý và luỹ kế đến kỳ báo cáo (tỷ lệ %)
(Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả thực hiện trong quý và luỹ kế đến thời điểm quý báo cáo)
2. Đánh giá về kết quả thực hiện
– Về tổ chức thực hiện, về cơ chế quản lý
– Tiến độ thực hiện
II/ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH QUÝ SAU
1. Kế hoạch vốn, kế hoạch thực hiện các dự án của chương trình.
2. Những mục tiêu và giải pháp thực hiện.
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
MS 02/BC
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II
(Dùng cho cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện năm)
I/ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CT 135 NĂM 20 .. ..
1. Đặc điểm về CT 135 của huyện
– Báo cáo tổng quan về CT 135 ở huyện: Số xã, số thôn bản, số hộ, số dân, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả huyện năm…
– Số xã, thôn bản ĐBKK ở xã KV II, số hộ, số khẩu, tỷ lệ hộ nghèo các xã, thôn bản ĐBKK, trong đó tách riêng các nội dung số hộ, số khẩu, tỷ lệ hộ nghèo của người dân tộc thiểu số thuộc phạm vi chương trình năm…
– Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai chương trình.
2. Công tác tổ chức thực hiện
a) Việc thành lập và hoạt động của bộ máy chỉ đạo, điều hành
– Các văn bản về quy định, hướng dẫn của địa phương.
– Phân cấp quản lý thực hiện: Phê duyệt quyết định đầu tư, thẩm định, duyệt thiết kế, dự toán công trình, chỉ định thầu.
– Tình hình phân cấp xã làm chủ đầu tư: Số xã làm chủ đầu tư, lĩnh vực làm chủ đầu tư: dự án Cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất (số dự án, số công trình, mức vốn… do xã làm chủ đầu tư)
– Thực hiện nguyên tắc phân bổ vốn: Phân bổ theo tiêu chí hay chia đều
– Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai và sự tham gia của nhân dân;
– Ban Giám sát xã và hiệu quả hoạt động;
– Thực hiện nguyên tắc: Xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập (số ngày công tham gia, kinh phí trả cho người dân tham gia lao động, tỷ lệ %…)
– Cơ chế quản lý, khai thác công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng (kết quả: Vốn, ngày công..).
– Công tác tuyên truyền về CT 135: Hình thức hoạt động, số hoạt động về truyền thông phát thanh tiếng dân tộc, báo TW, địa phương, tờ rơi, áp phích, vốn thực hiện…)
b) Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện
– Kiểm tra của các cơ quan thuộc tỉnh, huyện và kết quả phát hiện, xử lý
– Kiểm tra giám sát của các Bộ, ngành TW
– Tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể, của nhân dân
3. Kết quả thực hiện
a) Dự án Hỗ trợ PTSX:
– Vốn KH, vốn thực hiện (kể cả nguồn khác), kết quả giải ngân cả năm, tỷ lệ % so với kế hoạch
– Số hộ thụ hưởng
– Số mô hình thực hiện
– Số dự án (mua sắm thiết bị sau thu hoạch và công cụ sản xuất)
– Số hoạt động khuyến nông, lâm, ngư, công
b) Dự án CSHT
– Vốn KH, vốn thực hiện (kể cả lồng ghép), kết quả giải ngân cả năm, tỷ lệ % so với kế hoạch
– Số công trình từng loại và vốn tương ứng
– Năng lực tăng thêm: Số km đường giao thông, số ha tưới tiêu tăng thêm, số phòng học, số hộ sử dụng điện, nước sinh hoạt…
c) Dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng
– Số vốn KH và vốn thực hiện, kết quả giải ngân cả năm, tỷ lệ % so với kế hoạch
– Phân giao chủ trì thực hiện dự án ĐTCB ở huyện,
– Số lớp đào tạo cho từng đối tượng: Cán bộ và cộng đồng
– Nội dung đào tạo
– Tổ chức đào tạo: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, giảng viên, tài liệu đào tạo bồi dưỡng…
d) Chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân, và trợ giúp pháp lý: số học sinh được hỗ trợ, số hộ được hỗ trợ làm nhà vệ sinh, sinh hoạt câu lạc bộ pháp lý, trợ giúp nâng cao nhận thực pháp luật…kết quả thực hiện nguồn lồng ghép (nếu có); kết quả giải ngân cả năm, tỷ lệ % so với kế hoạch
4. Lồng ghép các Chương trình, dự án, chính sách khác: Các dự án ODA (nếu có), QĐ: 120, 168, 173, 186, 134, NQ 37, NQ 39, CT 5 triệu ha rừng, chương trình nước sạch, kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá trường học…để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trên địa bàn, phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội tổng hợp của Chương trình, nêu cụ thể số vốn lồng ghép vào Chương trình, bình quân mỗi xã thực tế được đầu tư một năm
5. Đánh giá chung về kết quả thực hiện
– Về tổ chức thực hiện
– Về cơ chế quản lý
– Về kinh tế – xã hội: Tác động của dự án tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm bệnh dịch, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng số học sinh đến trường, tăng số xã làm chủ đầu tư…
– Các mục tiêu đạt được, dự kiến số xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135
– Các mục tiêu chưa đạt được
6. Kiến nghị
– Những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân
– Kiến nghị với cấp trên
Kiến nghị với tỉnh, các cơ quan trung ương, Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề cần thiết để thực hiện có hiệu quả Chương trình 135 và đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi.
II/ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM TIẾP THEO:
1. Kế hoạch vốn, kế hoạch thực hiện các dự án của chương trình
2. Những mục tiêu và giải pháp thực hiện.
III/ KẾT LUẬN
MS 03/BC
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II
(Dùng cho cấp tỉnh báo cáo kết quả thực hiện quý)
I. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CT 135 QUÝ….NĂM 200..
1. Kết quả thực hiện các dự án thành phần
a) Dự án Hỗ trợ PTSX:
– Vốn kế hoạch, vốn thực hiện (kể cả nguồn khác): Thực hiện trong quý và luỹ kế đến kỳ báo cáo (tỷ lệ %)
– Số hộ thụ hưởng.
– Số mô hình thực hiện.
– Số dự án (mua sắm thiết bị sau thu hoạch và công cụ sản xuất).
– Số hoạt động khuyến nông, lâm, ngư, công.
– Số xã làm chủ đầu tư.
b) Dự án CSHT
– Vốn kế hoạch, vốn thực hiện (kể cả lồng ghép): Thực hiện trong quý và luỹ kế đến kỳ báo cáo (tỷ lệ %)
– Số công trình từng loại và vốn tương ứng
– Số xã làm chủ đầu tư, số công trình xã làm chủ đầu tư
– Năng lực tăng thêm: Số km đường giao thông, số ha tưới tiêu tăng thêm, số phòng học, số hộ sử dụng điện, nước sinh hoạt…
c) Dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng
– Số vốn KH và vốn thực hiện: Thực hiện trong quý và luỹ kế đến kỳ báo cáo (tỷ lệ %)
– Số lớp đào tạo cho từng đối tượng: Cán bộ và cộng đồng
– Nội dung đào tạo
– Tổ chức đào tạo: Các hình thức đào tạo, giảng viên, tài liệu đào tạo…
d) Chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân, và trợ giúp pháp lý do: Thực hiện trong quý và luỹ kế đến kỳ báo cáo (tỷ lệ %)
(Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả thực hiện trong quý và luỹ kế đến thời điểm quý báo cáo)
2. Đánh giá về kết quả thực hiện
– Về tổ chức thực hiện, về cơ chế quản lý
– Tiến độ thực hiện
II/ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH QUÝ SAU
1. Kế hoạch vốn, kế hoạch thực hiện các dự án của chương trình.
2. Những mục tiêu và giải pháp thực hiện.
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
MS 04/BC
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II
(Dùng cho cấp tỉnh báo cáo kết quả thực hiện năm)
I/ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CT 135 NĂM 20 .. ..
1. Đặc điểm về CT 135 của tỉnh
– Báo cáo tổng quan về CT 135 ở tỉnh: Số xã, số thôn bản, số hộ, số dân, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả tỉnh, năm…
– Số xã, thôn bản ĐBKK ở xã KV II, số hộ, số khẩu, tỷ lệ hộ nghèo các xã, thôn bản ĐBKK, trong đó tách riêng các nội dung số hộ, số khẩu, tỷ lệ hộ nghèo của người dân tộc thiểu số thuộc phạm vi chương trình 135 năm…
– Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai chương trình.
2. Công tác tổ chức thực hiện
a) Việc thành lập và hoạt động của bộ máy chỉ đạo, điều hành
– Các văn bản về quy định, hướng dẫn của tỉnh.
– Phân cấp quản lý thực hiện: Phê duyệt quyết định đầu tư, thẩm định, duyệt thiết kế, dự toán công trình, chỉ định thầu.
– Tình hình phân cấp xã làm chủ đầu tư: Số xã làm chủ đầu tư, lĩnh vực làm chủ đầu tư: dự án Cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất (số dự án, số công trình, mức vốn… do xã làm chủ đầu tư)
– Thực hiện nguyên tắc phân bổ vốn: Phân bổ theo tiêu chí hay chia đều
– Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai và sự tham gia của nhân dân;
– Ban Giám sát xã và hiệu quả hoạt động;
– Thực hiện nguyên tắc: Xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập (số ngày công tham gia, kinh phí trả cho người dân tham gia lao động, tỷ lệ %…)
– Cơ chế quản lý, khai thác công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng (Văn bản do UBND tỉnh ban hành, kết quả: Vốn, ngày công..).
– Công tác tuyên truyền về CT 135: Hình thức hoạt động, số hoạt động về truyền thông phát thanh tiếng dân tộc, báo TW, địa phương, tờ rơi, áp phích, vốn thực hiện…)
b) Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện
– Kiểm tra của các cơ quan thuộc tỉnh, huyện và kết quả phát hiện, xử lý
– Kiểm tra giám sát của các Bộ, ngành TW
– Tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể, của nhân dân
3. Kết quả thực hiện
a) Dự án Hỗ trợ PTSX:
– Vốn KH, vốn thực hiện (kể cả nguồn khác), kết quả giải ngân cả năm, tỷ lệ % so với kế hoạch
– Số hộ thụ hưởng
– Số mô hình thực hiện
– Số dự án (mua sắm thiết bị sau thu hoạch và công cụ sản xuất)
– Số hoạt động khuyến nông, lâm, ngư, công
b) Dự án CSHT
– Vốn KH, vốn thực hiện (kể cả lồng ghép), kết quả giải ngân cả năm, tỷ lệ % so với kế hoạch
– Số công trình từng loại và vốn tương ứng
– Năng lực tăng thêm: Số km đường giao thông, số ha tưới tiêu tăng thêm, số phòng học, số hộ sử dụng điện, nước sinh hoạt…
c) Dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng
– Số vốn KH và vốn thực hiện, kết quả giải ngân cả năm, tỷ lệ % so với kế hoạch
– Phân giao chủ trì thực hiện dự án ĐTCB ở tỉnh.
– Số lớp đào tạo cho từng đối tượng: Cán bộ và cộng đồng
– Nội dung đào tạo
– Tổ chức đào tạo: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, giảng viên, tài liệu đào tạo bồi dưỡng…
d) Chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân, và trợ giúp pháp lý: số học sinh được hỗ trợ, số hộ được hỗ trợ làm nhà vệ sinh, sinh hoạt câu lạc bộ pháp lý, trợ giúp nâng cao nhận thực pháp luật…kết quả thực hiện nguồn lồng ghép (nếu có); kết quả giải ngân cả năm, tỷ lệ % so với kế hoạch
4. Lồng ghép các Chương trình, dự án, chính sách khác: Các dự án ODA (nếu có), QĐ: 120, 168, 173, 186, 134, NQ 37, NQ 39, CT 5 triệu ha rừng. chương trình nước sạch, kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá trường học…để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trên địa bàn, phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội tổng hợp của Chương trình, nêu cụ thể số vốn lồng ghép vào Chương trình, bình quân mỗi xã thực tế được đầu tư một năm
5. Đánh giá chung về kết quả thực hiện
– Về tổ chức thực hiện
– Về cơ chế quản lý
– Về kinh tế – xã hội: Tác động của dự án tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm bệnh dịch, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng số học sinh đến trường, tăng số xã làm chủ đầu tư…
– Các mục tiêu đạt được, dự kiến số xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135
– Các mục tiêu chưa đạt được
6. Kiến nghị
– Những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân
– Kiến nghị với cấp trên
Địa phương kiến nghị với cơ quan trung ương, Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề cần thiết để thực hiện có hiệu quả Chương trình 135 và đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi.
II/ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM TIẾP THEO:
1. Kế hoạch vốn, kế hoạch thực hiện các dự án của chương trình
2. Những mục tiêu và giải pháp thực hiện.
III/ KẾT LUẬN