Nghị định số 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} table.MsoTableGrid {mso-style-name:”Table Grid”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; border:solid windowtext 1.0pt; mso-border-alt:solid windowtext .5pt; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-border-insideh:.5pt solid windowtext; mso-border-insidev:.5pt solid windowtext; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ 05/2009/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2009

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ

PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 6 PHÁP LỆNH THUẾ TÀI NGUYÊN

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Thuế tài nguyên ngày 10 tháng 4 năm 1998;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên ngày 22 tháng 11 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương I

ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ, CHỊU THUẾ TÀI NGUYÊN

 

Điều 1. Tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới mọi hình thức là đối tượng nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Thuế tài nguyên.

Điều 2. Các loại tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đối tượng chịu thuế tài nguyên, bao gồm:

1. Khoáng sản kim loại.

2. Khoáng sản không kim loại, kể cả khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và đất khai thác để san lấp, xây đắp công trình, làm nguyên liệu và các mục đích khác; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc đối tượng quy định tại Luật Khoáng sản.

3. Dầu mỏ là dầu thô theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Dầu khí.

4. Khí đốt là khí thiên nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Dầu khí.

5. Khí than theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí.

6. Sản phẩm của rừng tự nhiên bao gồm: các loại thực vật, động vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên.

7. Thuỷ sản tự nhiên bao gồm: các loại động vật, thực vật tự nhiên ở biển, sông, ngòi, hồ.

8. Nước thiên nhiên gồm: nước mặt, nước dưới đất, trừ nước khoáng và nước nóng thiên nhiên quy định tại khoản 2 Điều này.

9. Các loại tài nguyên thiên nhiên khác.

Điều 3. Trường hợp doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì thuế tài nguyên phải nộp của doanh nghiệp liên doanh, của Bên nước ngoài được xác định trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và tính vào phần sản phẩm chia cho Bên Việt Nam. Khi chia sản phẩm khai thác, Bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của Nghị định này.

 

Chương II

CĂN CỨ TÍNH THUẾ, BIỂU THUẾ

VÀ PHƯƠNG THỨC NỘP THUẾ TÀI NGUYÊN

 

Điều 4. Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất. Riêng đối với dầu thô, khí thiên nhiên và khí than (sau đây gọi chung là dầu, khí), căn cứ tính thuế tài nguyên được xác định trên cơ sở lũy tiến từng phần của tổng sản lượng dầu, khí thực khai thác trong mỗi kỳ nộp thuế tính theo sản lượng dầu, khí bình quân mỗi ngày khai thác được của hợp đồng dầu, khí, thuế suất thuế tài nguyên và số ngày khai thác trong kỳ tính thuế.

Điều 5. Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên.

Điều 6.

1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác.

a) Đối với loại tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng, một phần sản lượng tài nguyên được bán ra tại nơi khai thác theo giá thị trường, một phần bán đi nơi khác hoặc đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, phân loại, chọn lọc thì giá tính thuế của toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác được là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên đó tại nơi khai thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng;

b) Trường hợp trong tháng có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác, nhưng không phát sinh doanh thu bán tài nguyên thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được xác định căn cứ vào giá tính thuế đơn vị sản phẩm tài nguyên của tháng trước liền kề.

2. Trường hợp loại tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên quy định tại khoản 1 Điều này thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được xác định căn cứ vào một trong những cơ sở sau:

a) Giá bán bình quân trên thị trường của đơn vị tài nguyên cùng loại khai thác có giá trị tương đương;

b) Giá bán đơn vị của sản phẩm nguyên chất và hàm lượng chất này trong tài nguyên khai thác hoặc giá của sản phẩm nguyên chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác;

c) Tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm được sản xuất, chế biến từ tài nguyên khai thác.

3. Giá tính thuế tài nguyên đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

a) Đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện, giá tính thuế tài nguyên là giá bán điện thương phẩm bình quân; giá tính thuế đối với nước khoáng, nước thiên nhiên dùng vào mục đích khác thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

b) Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao;

c) Đối với dầu, khí, giá tính thuế tài nguyên được xác định như sau:

Đối với dầu thô, giá tính thuế tài nguyên là giá bình quân gia quyền của dầu thô được bán tại điểm giao nhận theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng.

Đối với khí thiên nhiên, khí than giá tính thuế tài nguyên là giá bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng tại điểm giao nhận.

Trường hợp dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được bán không theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng, giá tính thuế do Bộ Tài chính quy định.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá tính thuế tài nguyên quy định tại Điều này.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên (trừ dầu, khí và nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện) theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 7.

1. Biểu thuế tài nguyên được ban hành tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

2. Căn cứ vào giá thị trường của từng loại tài nguyên và yêu cầu quản lý đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mức thuế suất đối với từng loại tài nguyên trong Biểu thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị định này phù hợp với Biểu thuế suất quy định tại Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên ngày 22 tháng 11 năm 2008.

Điều 8. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Riêng đối với dầu, khí thực hiện như sau:

1. Thuế tài nguyên đối với khai thác dầu, khí được nộp bằng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, bằng tiền hoặc một phần bằng tiền và một phần bằng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than theo quy định của Bộ Tài chính. Cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế bằng văn bản trước 6 tháng về việc nộp thuế tài nguyên bằng tiền hay bằng dầu khí.

2. Địa điểm nộp thuế tài nguyên thu bằng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là điểm giao nhận. Trong trường hợp cơ quan thuế yêu cầu nộp thuế tài nguyên tại địa điểm khác thì đối tượng nộp thuế được trừ chi phí vận tải và các chi phí trực tiếp khác phát sinh do thay đổi địa điểm nộp thuế vào phần thuế tài nguyên phải nộp.

 

Chương III

MIỄN, GIẢM THUẾ TÀI NGUYÊN

 

Điều 9. Thuế tài nguyên được miễn, giảm trong các trường hợp sau đây:

1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên gặp thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ, gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai và nộp thuế được xét miễn thuế tài nguyên phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất. Trường hợp đã nộp thuế tài nguyên thì được hoàn trả lại số thuế đã nộp hoặc bù trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ bằng phương tiện có công suất lớn được miễn thuế tài nguyên trong 5 năm kể từ khi được cấp Giấy phép khai thác và giảm 50% thuế tài nguyên trong 5 năm tiếp theo. Sau thời gian miễn, giảm thuế trên đây, nếu tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ còn bị lỗ thì sẽ tiếp tục được xét giảm thuế tài nguyên tương ứng với số lỗ của từng năm trong thời gian không quá 5 năm liên tục tiếp theo.

3. Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do cá nhân được phép khai thác phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày như: gỗ, cành, củi, tre, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô.

4. Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thuỷ điện không hoà vào mạng lưới điện quốc gia.

5. Tổ chức, cá nhân khai thác đất sử dụng vào các mục đích sau được miễn thuế tài nguyên:

a) San lấp, xây dựng các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng;

b) San lấp, xây dựng các công trình đê điều, thuỷ lợi, phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;

c) San lấp, xây dựng các công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện hoặc dành ưu đãi đối với người có công với cách mạng; đất tự khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê;

d) San lấp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở miền núi (trong địa bàn cấp huyện là huyện miền núi) phục vụ cho việc phát triển đời sống kinh tế xã hội trong vùng;

đ) San lấp, xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia theo quyết định của Chính phủ cho từng trường hợp cụ thể.

Việc miễn thuế tài nguyên tại khoản 5 Điều này chỉ áp dụng với các đơn vị khai thác không nhằm mục đích kinh doanh.

Điều 10. Miễn thuế tài nguyên đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến đến năm 2010 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 mục II Nghị quyết số 47/2005/QH11 ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 11. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

1. Bãi bỏ các Nghị định: số 68/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998, số 147/2006/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên và các Điều 44, 45, 46 và Điều 47 Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí.

2. Đối với dự án đầu tư hoặc hợp đồng dầu, khí đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà trong Giấy phép đầu tư hoặc Hợp đồng dầu, khí có quy định việc nộp thuế tài nguyên thì thực hiện theo quy định tại Giấy phép đầu tư hoặc Hợp đồng dầu, khí đã ký. Đối với các Hợp đồng dầu, khí chưa được ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cụ thể về mức thuế tài nguyên thì thực hiện theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 12. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

BIỂU THUẾ SUẤT THUẾ TÀI NGUYÊN (TRỪ DẦU THÔ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN, KHÍ THAN)

(Ban hành kèm theo Nghị định số 05/2009/NĐ-CP
ngày 19 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ)

 

STT

Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất (%)

I

Khoáng sản kim loại

 

1

Khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, titan v.v…)

7

2

Khoáng sản kim loại màu:

 

2.1.

Vàng sa khoáng

9

2.2.

Vàng cốm

9

2.3.

Đất hiếm

12

2.4.

Bạch kim, thiếc, Won fram, bạc, antimoan

7

2.5.

Chì, kẽm, nhôm, bau xít, đồng, niken, coban, monlipden, thủy ngân, ma nhê, vanadi, platin

7

2.6.

Các loại kháng sản kim loại màu khác

7

II

Khoáng sản không kim loại (trừ nước nóng, nước khoáng thiên nhiên được quy định tại Mục V dưới đây)

 

1

Khoáng sản không kim loại dùng làm vật liệu xây dựng thông thường:

 

1.1.

Đất khai thác san lấp, xây đắp công trình

3

1.2.

Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng thông thường khác (đá, cát, sỏi, đất làm gạch…..)

5

2

Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng cao cấp (grannit, đônômit, sét chịu lửa, Quâc zít,….)

7

3

Khoáng sản không kim loại dùng trong sản xuất công nghiệp (pirít, phosphorít, cao lanh, mica, thạch anh kỹ thuật, đá nung vôi và sản xuất ciment, cát làm thủy tinh….)

7

 

– Riêng: apatít, séc păng tin

3

4

Than:

 

4.1.

Than an tra xít hầm lò

4

4.2.

Than an tra xít lộ thiên

6

4.3.

Than nâu, than mỡ

6

4.4.

Than khác

4

5.

Đá quý:

 

5.1.

Kim cương, ru bi, saphia, emôrôt, alexandrit, opan quý màu đen

16

5.2.

A dit, rôđôlit, Pyrốp, berin, Spinen, tôpaz, thạch anh tinh thể (màu tím xanh, vàng lục, da cam), crizôlit, pan quý (màu trắng, đỏ lửa), fenpat, nêfrit

12

5.3.

Các loại đá quý khác

10

6

Các loại khoáng sản không kim loại khác

4

III.

Sản phẩm rừng tự nhiên

 

1.

Gỗ tròn các loại

 

1.1.

Nhóm I

40

1.2.

Nhóm II

35

1.3.

Nhóm III, IV

30

1.4.

Nhóm V, VI, VII, VIII

25

2

Gỗ trụ mỏ

20

3

Gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy (bồ đề, thông mỡ….)

20

4

Gỗ cột buồm, gỗ cọc đáy

20

5

Gỗ tẩm, gỗ đước, gỗ tràm

20

6

Cành, ngọn

15

7

Củi

5

8

Tre, nứa, giang, mai, vầu, lồ ô,…

10

9

Dược liệu:

 

9.1.

Trầm hương, kỳ nam

25

9.2.

Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

10

9.3.

Các loại dược liệu khác

5

10

Các loại sản phẩm rừng tự nhiên khác:

 

10.1.

Chim, thú rừng (loại được phép khai thác)

20

10.2.

Sản phẩm rừng tự nhiên khác

5

IV.

Thủy sản tự nhiên

 

1.

Ngọc trai, bào ngư, hải sâm

10

2.

Tôm, cá, mực và các loại thủy sản khác

2

V.

Nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên

 

1

Nước khoáng thiên nhiên; nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

8

2

Nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện

2

3

Nước thiên nhiên khai thác phục vụ các ngành sản xuất (ngoài quy định tại điểm 1 và điểm 2):

 

3.1.

Sử dụng làm nguyên liệu chính hoặc phụ tạo thành yếu tố vật chất trong sản xuất sản phẩm

3

3.2.

Sử dụng chung phục vụ sản xuất (vệ sinh công nghiệp, làm mát, tạo hơi….)

 

a)

Sử dụng nước mặt

1

b

Sử dụng nước dưới đất

2

3.3.

Nước thiên nhiên dùng sản xuất nước sạch, dùng phục vụ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước thiên nhiên khai thác từ giếng đào, giếng khoan phục vụ sinh hoạt.

0

 

– Trường hợp dùng nước dưới đất sản xuất nước sạch

0,5

4

Nước thiên nhiên khai thác dùng vào các mục đích khác ngoài quy định tại điểm 1, 2 và 3

 

4.1.

Trong hoạt động dịch vụ:

 

a)

Sử dụng nước mặt

3

b)

Sử dụng nước dưới đất

5

4.2.

Trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai khoáng

 

a)

Sử dụng nước mặt

3

b)

Sử dụng nước dưới đất

4

4.3.

Khai thác dùng vào mục đích khác:

 

a)

Sử dụng nước mặt

0

b

Sử dụng nước dưới đất

0,5

VI

Tài nguyên khác

10

1.

Yến sào

20

2.

Tài nguyên khác

10

 


Phụ lục 2

BIỂU THUẾ SUẤT THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI DẦU THÔ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN, KHÍ THAN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 05/2009/NĐ-CP
ngày 19 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ)

 

STT

Sản lượng khai thác

Dự án khuyến khích đầu tư

Dự án khác

I

Đối với dầu thô

 

 

1

Đến 20.000 thùng/ngày

6%

8%

2

Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày

8%

10%

3

Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày

10%

12%

4

Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày

12%

17%

5

Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày

17%

22%

6

Trên 150.000 thùng/ngày

22%

27%

II

Đối với khí thiên nhiên, khí than

 

 

1

Đến 5 triệu m3/ngày

0%

0%

2

Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày

3%

5%

3

Trên 10 triệu m3/ngày

6%

10%

           

 

 

 

Tags: , , ,

Comments are closed.