List/Grid

Tag Archives: nhãn hiệu hàng hóa

Click để đăng ký nhãn hiệu miễn phí

Click để đăng ký nhãn hiệu miễn phí

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị cho thời kỳ hậu suy thoái, Công ty TNHH Luật Gia Phạm tiến hành hỗ trợ việc đăng ký nhãn hiệu miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình được thực hiên từ ngày 15/05/2009 đến 15/10/2009 hoặc đến khi đã đủ số lượng 999 nhãn hiệu.

Thông tư số 22/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính

Thông tư số 22/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính

Thông tư số 22/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 04 tháng 02 năm 2009 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Nhãn hiệu hàng hóa là gì

Nhãn hiệu hàng hóa là gì

Đến nay, nhãn hiệu hàng hóa bắt đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống hiện đại, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Hàng hóa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần được chỉ dẫn để có thể lựa chọn chính xác, nhanh chóng sản phẩm hàng hóa cần lựa chọn, và việc đặt tên cho sản phẩm, dịch vụ là điệu kiện tất yếu.

Thỏa ước Madrid về Đăng ký Quốc tế Nhãn hiệu hàng hóa

Thỏa ước Madrid về Đăng ký Quốc tế Nhãn hiệu hàng hóa

Thỏa ước Madrid được ký tại Madrid năm 1891, trong đó quy định việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva. Thỏa ước áp dụng nguyên tắc bảo hộ như công dân giữa các nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt của Thỏa ước. Theo Thoả ước này thì công dân của một nước thành viên của Thoả ước muốn bảo hộ một nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành viên khác, trước tiên phải đăng ký nhãn hiệu của mình tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia, sau đó thông qua Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia có thể nộp đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng quốc tế của WIPO. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình (nước được chỉ định). Nước được chỉ định có thời gian 1 năm để xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ của mình. Nếu sau 1 năm nước được chỉ định không có ý kiến thì nhãn hiệu coi như được chấp nhận bảo hộ ở nước đó. Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu theo thỏa ước là 20 năm và có thể gia hạn thêm 20 năm. Phần cuối của Thỏa ước quy định chi tiết về quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức hoạt động của Hội đồng liên hiệp đặc biệt, Văn phòng quốc tế cũng như các điều kiện để gia nhập, phê chuẩn và bãi ước đối với Thỏa ước của các quốc gia. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập thỏa ước từ năm 1981.

Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những lĩnh vực được các Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hết sức quan tâm. Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) là một trong những nội dung lớn trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Bảng Phân loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Nice

Bảng Phân loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Nice

Cục Sở hữu trí tuệ áp dụng Bảng phân loại Nice IX từ 1/1/2007 cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Bảng phân loại có một số sửa đổi so với Bảng phân loại trước đó chủ yếu ở các nhóm 35, 42 và 45. Theo thông báo số 2986/TB-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ ngày 09/12/2006 về việc áp dụng xuất bản lần IX của Bảng phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ theo Thoả ước Nice về phân loại hàng hoá/dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ áp dụng Xuất bản lần thứ IX thay cho xuất bản lần thứ VIII của Bảng phân loại quốc tế hoàng hoá, dịch vụ. Các thay đổi chính trong lần xuất bản thứ IX chủ yếu tập trung trong các nhóm 35, 42 và 45