Quyết định 49/2008/QĐ-BVHTTDL do Bộ Văn Hóa Thông Tin Du Lịch ban hành ngày 09/07/2008

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim

______

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh;

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điện ảnh,

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:

1. Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim.

2. Các loại biểu mẫu sau đây:

a) Phiếu đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim;

b) Phiếu thẩm định phim;

c) Biên bản thẩm định phim;

d) Giấy phép phổ biến phim;

đ) Quyết định không cho phép phổ biến phim hoặc cấm phổ biến phim;

e) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ phổ biến phim.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quy chế duyệt phim ban hành kèm theo Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 09 tháng 8 năm 1997 và Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng duyệt phim cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 2332/QĐ-ĐA ngày 02 tháng 8 năm 1997 của Bộ Văn hoá – Thông tin.

Điều 3. Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:

– Thủ tướng Chính phủ;

– Phó Thủ tướng CP Nguyễn Thiện Nhân;

– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– VPTW các Ban của Đảng;

– VP QH, UBVHGD TN TN NĐ;

– VP Chủ tịch nước;

– MTTQ Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương các đoàn thể;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố;

– Cục Kiểm tra văn bản (BTP);

– Công báo;

– Website Chính phủ;

– Lưu: VT, Vụ Pháp chế, Cục Điện ảnh (400) bản.

BỘ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

Hoàng Tuấn Anh

 

 

 

 

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

QUY CHẾ

Thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim

(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 7 năm 2008)

 

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim.

 

Chương II

THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM

 

Điều 3. Cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cấp và thu hồi giấy phép phổ biến phim đối với các loại phim quy định tại khoản 2 và 3 Điều 17 Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh (sau đây gọi là Nghị định số 96/2007/NĐ-CP).

Điều 4. Cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Cục Điện ảnh là cơ quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền:

1. Cấp giấy phép phổ biến phim theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Nghị định số 96/2007/NĐ-CP.

2. Thu hồi giấy phép phổ biến phim theo quy định tại khoản 2, Điều 38 của Luật Điện ảnh.

3. Không cho phép phổ biến phim, cấm phổ biến phim theo quy định tại khoản 2, Điều 50 và khoản 2, Điều 51 của Luật Điện ảnh.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim

1. Cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định phim, bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thẩm định phim (sau đây gọi là Hội đồng) theo quy định tại Điều 6 Quy chế này và cử cán bộ làm thư ký Hội đồng.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình thẩm định, cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

 

Chương III

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH PHIM

 

Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Hội đồng

1. Hội đồng thực hiện chức năng tư vấn cho cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim, nhiệm kỳ hoạt động hai năm.

2. Hội đồng có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên, bao gồm:

a) Đại diện người đứng đầu cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim;

b) Đạo diễn, biên kịch, lý luận phê bình điện ảnh và các chức danh khác.

3. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim có thể mời thêm một số chuyên gia để tham khảo ý kiến.

Điều 7. Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh

1. Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 17 Nghị định số 96/2007/NĐ-CP.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập một hoặc hai Hội đồng theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 Quy chế này.

Điều 8. Hội đồng thẩm định phim của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hội đồng thẩm định phim của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập, gồm có:

1. Hội đồng thẩm định phim truyện, có ít nhất chín thành viên.

2. Hội đồng thẩm định phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình có ít nhất bảy thành viên.

3. Hội đồng thẩm định băng hình, đĩa hình nhập khẩu phía nam tại thành phố Hồ Chí Minh có ít nhất bảy thành viên.

Điều 9. Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận dân chủ để đánh giá và xếp loại phim.

2. Buổi thẩm định phim của Hội đồng phải có trên 1/2 tổng số thành viên tham dự. Kết luận của Hội đồng phải được trờn 2/3 số thành viên có mặt tán thành.

3. Hội đồng làm việc khi có yêu cầu xin cấp giấy phép phổ biến phim của cơ sở điện ảnh; mỗi năm họp để đánh giá hoạt động, rút kinh nghiệm ít nhất một lần.

4. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền) chủ trì các buổi thẩm định phim của Hội đồng.

5. Thành viên có quyền và trách nhiệm xem phim, đóng góp ý kiến nhận xét, đánh giá của mình bằng văn bản đối với bộ phim được thẩm định.

6. Ý kiến thảo luận và Phiếu thẩm định của thành viên phải được ghi chép và tổng hợp trong biên bản thẩm định để làm cơ sở trình người đứng đầu cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim.

7. Đối với băng hình, đĩa hình nhiều tập, Hội đồng có thể không tập trung thẩm định phim nhưng thành viên hội đồng có trách nhiệm:

a) Xem và đóng góp ý kiến theo quy định tại khoản 5 Điều này;

b) Bảo đảm thời gian thẩm định phim trong thời hạn bảy ngày cho bộ phim có độ dài dưới 20 tập (45’/tập), mười ngày cho bộ phim có độ dài từ 21 đến dưới 30 tập và mười lăm ngày cho bộ phim có độ dài từ 31 tập trở lên.

8. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi thẩm định phim, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này; trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội đồng.

9. Thành viên Hội đồng không được công bố nội dung thảo luận và ý kiến kết luận của Hội đồng; Chủ tịch Hội đồng là người phát ngôn của Hội đồng.

10. Thành viên Hội đồng vắng mặt không có lý do chính đáng quá ba buổi thẩm định phim liên tiếp, cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim đề nghị cấp có thẩm quyền miễn nhiệm và bổ sung người thay thế.

Điều 10. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại phim

1. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm nhận xét, đánh giá từng phim được thẩm định theo các hình thức như sau:

a) Cho phép phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng khán giả đối với phim có nội dung không vi phạm các điều cấm theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và xếp loại từ bậc I trở lên;

b) Cho phép phổ biến với điều kiện phải lược cắt một hay nhiều cảnh; phải sửa chữa lời thoại nếu hình ảnh, lời thoại này vi phạm quy định tại Điều 11 Luật Điện ảnh và Điều 9 Nghị định số 96/2007/NĐ-CP;

c) Cho phép phổ biến với điều kiện cấm trẻ em dưới 16 tuổi, nếu bộ phim có nội dung không phù hợp cho sự phát triển tâm lý, sinh lý hoặc ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách ở trẻ em;

d) Cho phép lưu hành nội bộ đối với phim quy định tại khoản 6, 7 Điều 30 của Luật Điện ảnh;

đ) Cấm phổ biến đối với phim: có nội dung vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật mà không sửa chữa được;

e) Không cho phép phổ biến đối với phim dưới 5 điểm hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Nếu thành viên Hội đồng đồng ý cho phép phổ biến thì xếp bậc và cho điểm theo tiêu chuẩn sau:

a) Bậc I là phim có chất lượng xếp loại trung bình (cho các điểm 5; 5,5; 6,0; 6,5) bao gồm tiêu chuẩn: có nội dung tư tưởng tốt; nghệ thuật thể hiện trung bình, tính hấp dẫn chưa cao, hình ảnh, âm thanh chưa phát huy được hiệu quả;

b) Bậc II là phim có chất lượng xếp loại khá (cho các điểm 7,0; 7,5; 8,0; 8,5) bao gồm tiêu chuẩn: có nội dung tư tưởng tốt, có ý nghĩa nhân văn, có tính phổ cập; nghệ thuật thể hiện hấp dẫn, có tìm tòi về ngôn ngữ điện ảnh, hình ảnh, âm thanh trung thực sinh động;

c) Bậc III là phim có chất lượng xếp loại xuất sắc (cho các điểm 9,0; 9,5; 10) bao gồm tiêu chuẩn: có nội dung tư tưởng tốt, có ý nghĩa nhân văn, sâu sắc, sáng tạo, có tính phổ cập cao; nghệ thuật thể hiện hấp dẫn, có nhiều tìm tòi độc đáo về ngôn ngữ điện ảnh, hình ảnh đẹp, có nhiều sáng tạo, độc đáo, âm thanh đạt hiệu quả cao;

d) Điểm của thành viên chênh lệch quá 2,0 điểm so với điểm trung bình của các thành viên Hội đồng thì không được tính.

3. Nếu bộ phim bị đề nghị cấm phổ biến, hoặc không cho phép phổ biến thành viên cho các điểm dưới 5.

4. Bộ phim vẫn được thành viên xếp loại, đề nghị cấp phép phổ biến với các điều kiện: cắt cảnh hoặc sửa lời thoại; cấm trẻ em dưới 16 tuổi; lưu hành nội bộ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này.

5. Xếp loại phim căn cứ điểm trung bình của các thành viên Hội đồng:

a) Phim xếp loại bậc I có điểm trung bình từ 5 điểm đến 6,5 điểm;

b) Phim xếp loại bậc II có điểm trung bình từ 6,6 điểm đến 8,5 điểm;

c) Phim xếp loại bậc III có điểm trung bình từ 8,6 điểm đến 10 điểm.

6. Việc xếp loại phim theo khoản 5 Điều này chỉ áp dụng đối với phim Việt Nam và là căn cứ để chi trả nhuận bút cho tác giả theo quy định tại điểm 3.1, khoản 3, mục II, phần B, Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 01/7/2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ.

 

Chương IV

LỆ PHÍ VÀ THÙ LAO THẨM ĐỊNH PHIM

 

Điều 11. Lệ phí thẩm định phim

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép phổ biến phim nộp lệ phí theo quy định hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 12. Thù lao thẩm định phim

Thành viên tham gia thẩm định phim được hưởng thù lao theo chế độ hiện hành.

 

Chương V

KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

 

Điều 13. Khiếu nại

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim có quyền khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan cấp giấy phép.

2. Văn bản khiếu nại phải nêu rõ lý do không đồng ý quyết định của cơ quan cấp giấy phép.

Điều 14. Giải quyết khiếu nại

Cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép phổ biến phim theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo./.

 

 

Nơi nhận:

– Thủ tướng Chính phủ;

– Phó Thủ tướng CP Nguyễn Thiện Nhân;

– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– VPTW các Ban của Đảng;

– VP QH, UBVHGD TN TN NĐ;

– VP Chủ tịch nước;

– MTTQ Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương các đoàn thể;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố;

– Cục Kiểm tra văn bản (BTP);

– Công báo;

– Website Chính phủ;

– Lưu: VT, Vụ Pháp chế, Cục Điện ảnh (400) bản.

BỘ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

Hoàng Tu

Tags: ,

Comments are closed.