Nhãn hiệu hàng hóa là gì

Vai trò của nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa có khả năng giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ từ đó khuyến khích hơn nữa sự tái tạo sản xuất và phát triển nền kinh tế.

Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Nhãn hiệu đã có từ rất xa xưa, trước cả khi con người có sự trao đổi hàng hóa với nhau trên thị trường. Người Ấn Độ với chữ ký được chạm khảm trên đồ kim hoàn mỹ nghệ, người Trung Quốc với những nét bút tinh tế trên đồ gồm, sứ để xuất khẩu, người Nhật bản với những con dấu trên giấy viết.

Nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ dấu hiệu nào có khẳ năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường, hay chỉ dẫn đền nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Một dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chí chính để xem xét (i.) Nhãn hiệu phải độc đáo và/hoặc có khẳ năng phân biệt các sản phẩm/dịch của doanh nghiệp này với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác (ii.) Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm/dịch có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội.

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?

Nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng trên thực tế hoặc đăng ký. Tại Việt Nam, việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ được thông qua việc đăng ký. Các đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

Luật Gia Phạm là một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được Nhà nước cho phép và Cục Sở hữu trí tuệ thừa nhận có chức năng và họat động tư vấn, đại diện thay mặt theo ủy cho các chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa xin xác lập độc quyền nhãn hiệu trước cơ quan Nhà nước thẩm quyền. Luật Gia Phạm là đại diện của hàng nghìn khách hàng trong nước và quốc tế trước Cục Sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Các dịch vụ do Luật Gia Phạm cung cấp

1. Đăng ký, duy trì và thực thi liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

· Tư vấn, tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

· Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá

· Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá

· Thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp trong việc nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;

· Tư vấn và thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

· Tư vấn và thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, ví dụ như: tên, địa chỉ của người nộp đơn, danh mục hàng hoá, dịch vụ và mẫu nhãn hiệu hàng hoá

· Tư vấn và thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu, sáp nhập công ty; ghi nhận đổi tên, địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ.

2. Tham vấn và đại diện theo ủy quyền cho khách hàng trong các vụ tranh chấp và khiếu nại liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

· Khiếu nại các quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;

· Phản đối đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

· Hủy bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa;

3. Theo dõi và tiến hành các thủ tục duy trì hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

· Gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

· Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký

· Điều tra theo dõi về các nhãn hiệu hiệu trên thị trường

4. Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

· Thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm đối với sản phẩm/dịch vụ xâm phạm độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

· Tư vấn xử lý vi phạm trong phạm vi xử lý dân sự, hành chính, tố tụng

· Tư vấn và Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;

· Khiếu nại và phối kết hợp với các cơ quan Nhà nước chức năng xử lý vi phạm liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến Nhãn hiệu hàng hóa;

· Tham gia tranh tụng tại Tòa án với tư cách luật sư

5. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tạ nước ngoài:

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế theo Thỏa ước Madrit

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa công đồng tại Liên minh Châu Âu (OHIM)

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các nước ASEAN

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các quốc gia Mỹ, Pháp, Anh, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc

Tags: , , ,

Comments are closed.