Đăng ký bảo hộ nhãn hiêu hàng hoá ở nước ngoài, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá quốc tế

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá quốc tế tại Cơ quan sở hữu trí tuệ của nước mà doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các nước như Mỹ, Nhật thì cách duy nhất để doanh nghiệp Việt Nam được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở các nước này là doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Cơ quan sở hữu trí tuệ các nước này.  >> sai mẹ nó rồi

Đối với các nước EU thì doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại các nước này thông qua việc đăng ký bảo hộ tại EU theo thể thức CTM (The Community Trade Mark).

Đối với các nước là thành viên của thoả ước MADRID thì doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại các nước này theo thoả ước MADRID.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ THEO THOẢ ƯỚC MADRID

Theo quy định thì mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác của Việt Nam là chủ sở hữu các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam đều có quyền nộp Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong Đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được Đơn sẽ được coi là ngày nhận Đơn tại Văn phòng quốc tế nếu Văn phòng quốc tế nhận được Đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó. Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký.

Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên, việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Ví dụ, nếu đăng ký theo Thoả ước Madrid, nhãn hiệu hàng hoá chỉ bị từ chối ở Tây Ban Nha thì Đăng ký quốc tế vẫn có hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng Quốc gia thành viên. Thông thường, trong vòng 12 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn (nếu đơn không bị từ chối bảo hộ).

CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN THOẢ ƯỚC MADRID

Acmênia – Ai cập – Anbani – Angêri – Azecbaijan – Áo – Bồ đào nha – Balan – Bêlarut – Bỉ – Bosnia – Hezegovina – Bungari – Butan – CHDCND Triều tiên – Séc – Croitia – Cuba -Đức – Hà lan – Hungari – Iran – Italia – Kazactan – Kenya – Kyrgikistan – Látvia – Lesotho – Libêria – Liechenstein – Luxămbua – Mônđôva – Mông cổ – Môzămbic – Maccedonia – Marôc – Monaco – Nga – Pháp – Rumani – San Mariô – Serbia & Montenegro – Sierra Leon – Sip – Slovakia – Slovenia – Sudan – Swazilan – Tây ban nha – Tatjikistan – Thuỵ sĩ – Trung quốc – Ucraina – Uzebekistan – Việt nam

 ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀO CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU THEO THỂ THỨC CTM (THE COMMUNITY TRADE MARK)

 Cộng đồng Châu Âu hiện tại bao gồm 25 nước thành viên: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Hy Lạp, Luxambua, Phần Lan, Ireland, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Anh, Ba Lan, Hungary, Séc, Slovakia, Slovenia, Lithuania, Latvia, Estonia, Síp và Malta. Các nước này đã thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc lập (đăng ký nhãn hiện hàng hoá theo thể thức CMT) để tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của mình vào Cộng đồng Châu Âu một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Một nhãn hiệu đăng ký theo thể thức CTM sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên của Cộng đồng.

Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá vào cộng đồng châu Âu theo thể thức CTM có ưu điểm là Thủ tục nộp đơn đăng ký đơn giản, tiết kiệm chi phí. Người nộp đơn khi muốn chuyển đổi đơn đăng ký CTM thành đơn đăng ký quốc gia tại từng nước thuộc Cộng đồng sẽ được bảo lưu ngày nộp đơn CTM. Đơn đăng ký CTM khi bị từ chối đăng ký ở một trong các nước thành viên của Cộng đồng có thể chuyển đổi thành đơn đăng ký quốc gia ở các nước khác. Để duy trì hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký theo thể thức CTM ở tất cả các nước thành viên của Cộng đồng Châu Âu, chủ sở hữu của nhãn hiệu chỉ cần sử dụng nhãn hiệu này ở một hoặc một vài nước thành viên mà không cần phải sử dụng ở tất cả các nước thành viên.

Các tài liệu và thông tin cần thiết cho việc nộp đơn bao gồm: (i) Tên, địa chỉ đầy đủ của người nộp đơn; (ii) Giấy uỷ quyền của người nộp đơn; (iii) Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký; (iv) Danh mục hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu. Đơn nhãn hiệu sau khi nộp cho Cơ quan đăng ký Nhãn hiệu Cộng đồng Châu Âu (OHIM) sẽ được xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung. Nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện đặt ra (có khả năng phân biệt, có thể sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá, không bị phản đối bởi bên thứ ba), nhãn hiệu đó sẽ đư Nhãn hiệu CTM có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LIÊN BANG TẠI CƠ QUAN SÁNG CHẾ VÀ NHÃN HIỆU HOA KỲ (USPTO).

Theo luật của Hoa Kỳ, quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu tự động xác lập theo luật án lệ (common law) khi nhãn hiệu đó đã được sử dụng trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu toàn liên bang tại USPTO mang lại cho chủ nhãn hiệu nhiều lợi thế. Một trong số những lợi thế là chủ nhãn có độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ liên bang thay vì bị giới hạn trong vùng mà nhãn đã được sử dụng.

Để đăng ký nhãn hiệu liên bang, chủ nhãn phải nộp đơn cho USPTO dưới một trong các dạng sau: (i) Đơn sử dụng (use application): áp dụng khi nhãn đã được sử dụng tại Hoa Kỳ trước ngày nộp đơn; hoặc (ii) Đơn trên cơ sở dự định sử dụng (intent-to-use application): áp dụng khi nhãn nộp đơn chưa được sử dụng tại Hoa Kỳ; nhãn nộp theo đơn loại này chỉ được đăng ký tại Hoa Kỳ sau khi đã thật sự sử dụng tại Hoa Kỳ; hoặc (iii) Đơn dựa trên một đăng ký tại nước xuất xứ: Nhãn nộp theo đơn loại này sẽ được đăng ký tại Hoa Kỳ ngay cả khi chưa sử dụng tại Hoa Kỳ; hoặc (iv) Đơn dựa trên một đơn đã nộp tại nước xuất xứ: Nhãn nộp theo đơn loại này sẽ chỉ được đăng ký tại Hoa Kỳ sau khi đã được đăng ký tại nước xuất xứ, ngay cả khi chưa sử dụng tại Hoa Kỳ.

Nếu nhãn hiệu đã nộp đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và không tương tự gây nhầm lẫn với bất kỳ nhãn hiệu nào của chủ khác có quyền ưu tiên sớm hơn thì nhãn hiệu đó sẽ được đăng ký vào Sổ đăng bạ chính. Đăng ký nhãn hiệu liên bang kéo dài trong thời hạn 10 năm và có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần với điều kiện nhãn đã đăng ký phải được sử dụng thường xuyên.
Nguồn tin: www.camnangphapluat.com

Comments are closed.