Thông tư số 48/2008/TT-BGDĐT ngày 25/08/2008

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XẾP HẠNG VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO

CỦA  TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

 

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập;

Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 948/BNV-TCBC ngày 31 tháng 3 năm 2008 và Bộ Tài chính tại Công văn số 7750/BTC-HCSN ngày 03 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xếp hạng  và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn việc xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

2. Mục đích

a) Tiếp tục kiện toàn và tăng cường công tác quản lý đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên, khắc phục sự thiếu thống nhất trong việc xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên.

b) Thực hiện phân cấp quản lý cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên.

c) Làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các trung tâm giáo dục thường xuyên.

d) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đổi mới phương thức đầu tư cho các trung tâm giáo dục thường xuyên.

3. Nguyên tắc

a) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tõm giỏo dục thường xuyờn ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 thỏng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giỏo dục và Đào tạo; phù hợp với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

b) Bảo đảm tính khách quan, công bằng; đảm bảo tương quan về thứ bậc xếp hạng với phạm vi tổ chức và quy mô hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên.

c) Đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên mới thành lập, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định xếp hạng trong quyết định thành lập với mức hạng thấp nhất tương ứng với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh hay cấp huyện.

4. Thời hạn xếp lại hạng

a) Sau 5 năm (đủ 60 tháng), kể từ ngày ký quyết định xếp hạng, các trung tâm giáo dục thường xuyên phải được xem xét quyết định xếp lại hạng.

b) Trường hợp trung tâm giáo dục thường xuyên sau khi xếp hạng được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung nhiệm vụ phát triển liên tục bảo đảm đạt tiêu chí cao hơn thì sau 1 năm (đủ 12 tháng) kể từ ngày quyết định đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung nhiệm vụ được xem xét xếp lại hạng vào hạng liền kề.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Tiêu chí xếp hạng

Việc xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên căn cứ theo các nhóm tiêu chí sau:

a) Quy mô người học;

b) Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên;

c) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;

d) Chất lượng giáo dục, đào tạo và hiệu quả hoạt động.

Tiêu chí cụ thể và bảng tính điểm được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

2. Khung xếp hạng

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh xếp ba hạng: hạng ba, hạng bốn, hạng năm;

b) Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện xếp ba hạng: hạng năm, hạng sáu, hạng bảy.

3. Điểm xếp hạng

Thang điểm xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên: 100 điểm. Điểm của từng tiêu chí được làm tròn đến hàng đơn vị.

a) Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh: (Theo Phụ lục I)

– Hạng ba: đạt số điểm từ 90 điểm trở lên.

– Hạng bèn: đạt số điểm từ 70 đến 89 điểm.

– Hạng năm: dưới 70 điểm.

b) Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện: (Theo Phụ lục II)

– Hạng năm: đạt số điểm từ 90 điểm trở lên.

– Hạng sáu: đạt số điểm từ 70 đến 89 điểm.

– Hạng bảy: dưới 70 điểm.

4. Hệ số phụ cấp chức vụ

 

STT

Chức danh

Hệ số phụ cấp chức vụ

Hạng III

Hạng IV

Hạng  V

Hạng VI

Hạng VII

1

Giám đốc

0,9

0,8

0,7

0,6

0,45

2

Phó Giám đốc

0,7

0,6

0,5

0,4

0,35

3

Trưởng phòng và tương đương

 0,45

0,4

0,35

0,3

0,25

4

Phó Trưởng phòng và tương đương

 0,35

0,3

0,25

0,2

0,15

 

III. THẨM QUYỀN, HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC XẾP HẠNG

1. Thẩm quyền xếp hạng

Căn cứ vào kết quả đánh giá theo thang điểm quy định tại Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên.

            2. Thủ tục xếp hạng

            a) Hồ sơ đề nghị xếp hạng, gồm:

– Tờ trình đề nghị xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên;

– Quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;

– Bản báo cáo kết quả hoạt động và hiệu quả hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị xếp hạng;

–  Bảng tự đánh giá tính điểm theo tiêu chí xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên (trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh theo Phụ lục I, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện theo Phụ lục II);

– Số liệu thống kê số lượng học viên theo học các chương trình trong 3 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị xếp hạng;

– Danh sách cán bộ, giáo viên, viên chức trong biên chế và giáo viên hợp đồng kèm theo trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ-tin học;

– Số liệu thống kê chi tiết về diện tích đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

b) Quy trình xếp hạng

 – Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên hoàn tất các hồ sơ quy định tại điểm a) khoản 2 của mục này và tổ chức tự đánh giá xếp hạng.

– Sở giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ đề nghị xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên, chủ trì phối hợp với sở nội vụ tổ chức thẩm định; trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của trung tâm giáo dục thường xuyên, sở giáo dục và đào tạo phải hoàn tất các thủ tục trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai hướng dẫn việc đánh giá, xếp hạng các trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng dẫn tại Thông tư này; göi báo cáo kết quả xếp hạng các trung tâm giáo dục thường xuyên về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội Vụ.

2. Bảng hệ số phụ cấp chức vụ quy định tại khoản 4 mục II của Thông tư này thay thế các điểm từ số thứ tự 9 đến số thứ tự 12 khoản 1 mục IV Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

3. Các văn bản quy định khác trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết.

            

                                                                                                      BỘ TRƯỞNG

 

                                                                                                  Nguyễn Thiện Nhân

 

Tags: , , ,

Comments are closed.