Thông tư số 29/2010/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2010

BỘ NÔNG NGHIỆP

 VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

——————–

Số: 29/2010/TT-BNNPTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2010

                       

 

THÔNG TƯ

Ban hành “Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn

vệ sinh thực phẩmđối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc

động vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi

quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”

——————————–

 

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 của Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:     

1. Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn (Phụ lục 1);

2. Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm động vật thủy sản (Phụ lục 2).

Điều 2. Danh mục này là căn cứ để cơ quan kiểm tra chỉ định chỉ tiêu cần phân tích. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích căn cứ vào danh mục nêu trên và các thông tin sau:

1. Lịch sử tuân thủ quy định của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;

2. Tình hình thực tế về nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm từ nơi sản xuất, nước sản xuất;

3. Tình hình thực tế lô hàng và hồ sơ kèm theo;

4. Chỉ tiêu được chỉ định phân tích phải do thủ trưởng cơ quan kiểm tra quyết định, phù hợp với hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2010.

Điều 4. Danh mục này được soát xét sửa đổi, bổ sung tùy thuộc vào yêu cầu quản lý. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức cá nhân cần kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:

– Như Điều 5;
– Văn phòng Chính phủ;
– UBND các tỉnh, tp. trực thuộc TW;
– Sở NN&PTNT các tỉnh, tp. trực thuộc TW;
– Bộ KHCN; Bộ Công Thương; Bộ Y tế;
– Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
– Công báo Chính phủ;
– Website Chính phủ;
– Các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
– Lưu: VT, QLCL.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

Lương Lê Phương

 

Tags: , , , , , ,

Comments are closed.