Quyết định số57/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo ngày 14 tháng 10 năm 2008

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} table.MsoTableGrid {mso-style-name:”Table Grid”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; border:solid windowtext 1.0pt; mso-border-alt:solid windowtext .5pt; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-border-insideh:.5pt solid windowtext; mso-border-insidev:.5pt solid windowtext; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 57/2008/QĐ-BGDĐT
NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2008 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ LIÊN KẾT
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng – an ninh;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về liên kết giáo dục quốc phòng – an ninh của các cơ sở giáo dục đại học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định về liên kết giáo dục quốc phòng ban hành trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học và cao đẳng; Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng – an ninh sinh viên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

Bành Tiến Long

 

 


QUY ĐỊNH

VỀ LIÊN KẾT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH
CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định về liên kết giáo dục quốc phòng – an ninh (gọi tắt là GDQP-AN) của các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: điều kiện, quy trình thực hiện liên kết; quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên kết; quản lý hoạt động liên kết, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Văn bản này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học,  trường cao đẳng, trung tâm GDQP-AN sinh viên.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này các từ ngữ được hiểu như sau:

1. Liên kết GDQP-AN là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện chương trình GDQP-AN, công nhận kết quả học tập hoặc cấp chứng chỉ GDQP-AN của các cơ sở giáo dục đại học;

2. Đơn vị chủ quản là trường có đủ điều kiện tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập GDQP-AN, được phân luồng giáo dục cho trường mình và liên kết giáo dục cho các trường khác;

3. Đơn vị liên kết là trường không có đủ điều kiện tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập GDQP-AN, được quy định liên kết với trung tâm GDQP-AN sinh viên hoặc trường khác;

4. Đơn vị tự chủ là trường được quyền tự chủ trong tổ chức thực hiện chương trình GDQP-AN khi đủ điều kiện hoặc tự chủ trong liên kết giáo dục khi chưa đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 7 văn bản này.

5. Hợp đồng liên kết giáo dục là văn bản được ký kết giữa các bên nhằm xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên kết GDQP-AN.

Điều 4. Mục đích của hoạt động liên kết giáo dục quốc phòng – an ninh

1. Huy động năng lực của các trường có điều kiện tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập GDQP-AN cho sinh viên; hỗ trợ các trường không đủ điều kiện tổ chức thực hiện chương trình GDQP-AN theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cả kiến thức GDQP-AN và phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên.

Điều 5. Đối tượng tham gia liên kết

1. Đơn vị chủ quản bao gồm các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung tâm GDQP-AN sinh viên có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 văn bản này;

2. Đơn vị liên kết bao gồm các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng không có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 văn bản này.

Điều 6. Hợp đồng liên kết giáo dục

1. Nội dung hợp đồng phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Cam kết trách nhiệm mà mỗi bên phải thực hiện khi tham gia liên kết GDQP-AN theo nội dung quy định tại Điều 9, Điều 10 của văn bản này;

b) Thể hiện các thông tin chủ yếu về hoạt động diễn ra trong quá trình tổ chức dạy, học GDQP-AN; trong đó, những thông tin dưới đây phải có trong hợp đồng:

– Thông tin về thời gian; về tổ chức học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện;

– Thông tin về công tác bảo đảm của các bên; về bảo đảm sinh hoạt, trang phục của sinh viên; về tiếp nhận và bàn giao sinh viên cùng với kết quả học tập, rèn luyện. Nếu sinh viên học tập, rèn luyện tại trung tâm GDQP-AN sinh viên thì đơn vị chủ quản phải thông tin đầy đủ về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm với những nội dung có liên quan trực tiếp đến người học và đơn vị liên kết.

2. Việc xác định phương thức, điều kiện thanh toán, phải phù hợp với quy định hiện hành về thanh toán, quyết toán tài chính; việc xác định các khoản thu của đơn vị chủ quản phải minh bạch, đúng với các quy định hiện hành; không được phép thu bất kỳ chi phí nào từ sinh viên. Mức đóng góp kinh phí và thời gian chuyển giao kinh phí, thanh lý hợp đồng đều được ghi đầy đủ trong hợp đồng giữa các bên.

 


Chương II
ĐIỀU KIỆN, QUY TRÌNH THỰC HIỆN LIÊN KẾT
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

 

Điều 7. Điều kiện liên kết

1. Đối với đơn vị chủ quản:

Có trung tâm GDQP-AN sinh viên đạt chuẩn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc có khoa, bộ môn giáo dục quốc phòng đủ biên chế; có phương tiện, thiết bị dạy học GDQP-AN; có đủ giảng đường, sân tập, bãi tập tổng hợp đúng quy cách.

2. Đối với đơn vị liên kết:

Cung cấp đầy đủ, thường xuyên danh sách sinh viên các khóa học, các trình độ đào tạo; tham gia xây dựng kế hoạch GDQP-AN cho mỗi khóa, đợt học. Có cán bộ làm công tác bàn giao, tiếp nhận, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng liên kết giáo dục.

3. Đơn vị tự chủ giáo dục khi chưa đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không nằm trên địa bàn có các đơn vị chủ quản do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì phải thực hiện các hình thức thỉnh giảng, mua sắm thiết bị dạy học và liên kết giáo dục từng nội dung hoặc toàn bộ chương trình với trường quân sự. Khi thực hiện liên kết giáo dục phải theo quy định tại văn bản này.

4. Đơn vị chủ quản, đơn vị liên kết, đơn vị tự chủ căn cứ vào năng lực, điều kiện thực tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh, bổ sung danh sách đơn vị chủ quản, đơn vị liên kết ban hành kèm theo văn bản này.

Điều 8. Quy trình thực hiện liên kết

1. Đơn vị chủ quản:

a) Thông báo cho các đơn vị liên kết về quy định liên kết GDQP-AN và văn bản điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có). Nếu đơn vị chủ quản có trung tâm GDQP-AN sinh viên, giám đốc trung tâm ra thông báo và chủ trì các hội nghị liên kết giáo dục;

b) Đôn đốc các đơn vị liên kết gửi kế hoạch, tiến độ, quy trình giáo dục; số lượng sinh viên của các khóa học, đợt học đồng thời tổ chức hội nghị liên kết giáo dục trước năm học mới hai tháng;

c) Tổ chức thực hiện chương trình GDQP-AN, các hoạt động rèn luyện, hoạt động ngoại khóa; kết hợp giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh với giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên;

d) Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp chứng chỉ GDQP-AN cho sinh viên khi đủ điều kiện;

đ) Lưu trữ, chuyển giao kết quả học tập, rèn luyện và các hồ sơ liên quan khác cho đơn vị liên kết sau khi kết thúc khóa học, đợt học; tiến hành thanh lý hợp đồng liên kết giáo dục theo quy định tại Điều 6 văn bản này.   

2. Đơn vị liên kết:

a) Chủ động làm việc với đơn vị chủ quản về quy định liên kết GDQP-AN; dự các hội nghị liên kết giáo dục bàn về kế hoạch tổ chức thực hiện GDQP-AN của đơn vị chủ quản;

b) Cùng với đơn vị chủ quản xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện GDQP-AN trong khóa học, đợt học; làm hợp đồng liên kết giáo dục theo quy định tại Điều 6 văn bản này;

c) Tiếp nhận kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, phối hợp giải quyết các công việc liên quan sau khoá học, đợt học;

d) Chuyển kinh phí cho đơn vị chủ quản theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết giáo dục.


 

Chương III
QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA
LIÊN KẾT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

 

Điều 9. Quyền hạn của các bên tham gia liên kết

1. Đơn vị chủ quản:

a) Chủ động báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo về năng lực và khả năng tiếp nhận sinh viên, khả năng tổ chức liên kết với các cơ sở giáo dục đại học; các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề (nếu có);

b) Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở thỏa thuận về thời gian và số lượng sinh viên với các đơn vị liên kết; chủ động trong việc tổ chức quá trình giáo dục gồm: cụ thể hóa chương trình GDQP-AN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học); phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng;

c) Tổ chức đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; xét công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp chứng chỉ GDQP-AN cho sinh viên theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Quy định về tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP-AN;

d) Xử lý các hành vi vi phạm quy định tại văn bản này. 

2. Đơn vị liên kết:

a) Chủ động đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị chủ quản về liên kết GDQP-AN, bảo đảm thuận tiện, hợp lý cho tiến trình đào tạo của trường mình;

b) Cùng với đơn vị chủ quản xây dựng kế hoạch giáo dục, thỏa thuận bố trí thời gian và số lượng sinh viên học GDQP-AN từng khóa, đợt học. Yêu cầu đơn vị chủ quản thực hiện tốt nhất chất lượng giáo dục; bố trí nơi ăn, ở, sinh hoạt, học tập của sinh viên (nếu đơn vị chủ quản có trung tâm GDQP-AN sinh viên);

c) Thống nhất mức thu lệ phí tài liệu, giáo trình GDQP-AN theo các quy định hiện hành; lệ phí này được ghi trong hợp đồng liên kết giáo dục;

d) Trực tiếp ký hợp đồng liên kết giáo dục với đơn vị chủ quản không qua trung gian. Hợp đồng liên kết giáo dục có thể cho một khóa học, đợt học hoặc nhiều khóa học, đợt học.

Điều 10. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết

1. Đơn vị chủ quản:

a) Tổ chức quá trình giáo dục phù hợp với năng lực của đơn vị mình; các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về GDQP-AN;

 b) Bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu, các thiết bị dạy học môn học GDQP-AN; lập kế hoạch thực hiện, phân công giảng dạy, đánh giá, công nhận kết quả học tập và rèn luyện;

 c) Tiến hành các thủ tục tiếp nhận, bàn giao chặt chẽ về con người và kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

 d) Quản lý sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện, bảo đảm an toàn về người và thiết bị dạy học; bảo đảm các quyền lợi chính đáng và quyền lợi ưu đãi (nếu có) của môn học đặc thù GDQP-AN theo các quy định hiện hành;

đ) Trong vòng mười ngày sau khi kết thúc khoá học, đợt học phải bàn giao đầy đủ kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên cho đơn vị liên kết.

2. Đơn vị liên kết:

a) Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ quản để chuẩn bị đầy đủ các nội dung, yêu cầu về liên kết giáo dục; bảo đảm an toàn cho sinh viên trong quá trình bàn giao và tiếp nhận;

b) Cử cán bộ tham gia quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục và phản ảnh với đơn vị chủ quản những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh;

c) Phối hợp với đơn vị chủ quản thực hiện việc miễn, giảm hoặc tạm hoãn học GDQP-AN theo quy định hiện hành và chế độ chính sách đối với người học (nếu có);

d) Thông báo kế hoạch, quán triệt quy chế và nội quy học tập cho sinh viên của trường mình ít nhất một tháng trước khi vào học.

 3. Hai bên liên kết có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng giáo dục và các thỏa thuận khác; phối hợp, theo dõi, giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện các quy định về tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; đảm bảo quyền lợi cho người dạy, người học và việc thực hiện hợp đồng liên kết giáo dục.

 


Chương IV
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIÁO DỤC THANH TRA,
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 11. Quản lý hoạt động liên kết

1. Đơn vị chủ quản, đơn vị liên kết và đơn vị tự chủ quản lý chặt chẽ việc tổ chức thực hiện chương trình GDQP-AN, khi tham gia liên kết giáo dục phải thực hiện các quy định tại văn bản này.

2. Kết thúc một học kỳ và kết thúc năm học đơn vị chủ quản phải báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình liên kết GDQP-AN, về kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên các khóa học, đợt học và những kiến nghị về tổ chức thực hiện các quy định liên kết giáo dục.

Điều 12. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên kết

1. Các đơn vị chủ quản, đơn vị liên kết, đơn vị tự chủ thực hiện việc tự kiểm tra, giám sát và tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra của cấp trên trong việc giám sát các hoạt động liên kết GDQP-AN.

2. Cơ quan quản lý về GDQP-AN địa phương có quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên kết GDQP-AN trong phạm vi, trách nhiệm được phân công.

3. Hội đồng GDQP-AN Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng có quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN và liên kết GDQP-AN của các đơn vị theo kế hoạch riêng hoặc phối hợp. 

Điều 13. Xử lý vi phạm

1. Trong quá trình liên kết GDQP-AN nếu các bên tham gia liên kết vi phạm những quy định tại văn bản này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Khi một hoặc cả hai bên liên kết không đáp ứng nhu cầu hoặc không đủ khả năng để tiếp tục thực hiện hợp đồng liên kết giáo dục, đơn vị chủ quản phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để kịp thời xử lý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

DANH SÁCH

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN VÀ ĐƠN VỊ LIÊN KẾT
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

STT

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN

ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

1

Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Tây

 

Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 1

 

1. Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây

2. Trường Đại học Công đoàn

3. Trường Đại học Luật Hà Nội

4. Học viện Ngân hàng

5. Trường ĐH Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội

6. Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

7. Trường ĐH Hà Nội

8. Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương

9. Học Viện Y học cổ truyền Việt Nam

10. Trường ĐH Thành Tây

11. Trường ĐH Dân lập Đông Đô

12. Trường CĐ Xây dựng số 1

13. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật thương mại

14. Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội

2

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Trung tâm GDQP-AN  Hà Nội 2

1. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

2. Trường ĐH Thương mại

3. Trường ĐH Ngoại thương

4. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

5. Trường ĐH Hùng Vương

6. Trường ĐH FPT

7. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

8. Viện ĐH Mở Hà Nội

9. Trường CĐ Sư phạm Vĩnh Phúc

10. Trường CĐ Công nghiệp Phúc Yên

11. Trường CĐ In Hà Nội

12. Trường CĐ Cơ điện

13. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vĩnh Phúc

14. Trường ĐH Dân lập Phương Đông

15. Trường ĐH Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP Hồ Chí Minh (Trung tâm tin học Trí Đức)

3

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trung tâm GDQP-AN  ĐHQG Hà Nội

1. Các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Trường ĐH Lao động xã hội

3. Nhạc viện Hà Nội

4. Trường ĐH Đại Nam

4

Đại học Thái Nguyên

 

Trung tâm GDQP-AN  Thái Nguyên

1. Các trường thuộc ĐH Thái Nguyên

2. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

3. Trường CĐ Y tế Thái Nguyên

4. Trường CĐ Thương mại Du lịch

5

Trường ĐH Hải Phòng

 

Trung tâm GDQP-AN  Hải Phòng

 

1. Trường ĐH Hải Phòng

2. Trường ĐH Dân lập Hải Phòng

3. Trường CĐ Công nghệ Viettronics

4. Trường CĐ Cộng đồng Hải Phòng

5. Trường CĐ Giao thông Vận tải Trung ương 2

6

Trường ĐH Vinh

 

Trung tâm GDQP-AN  Vinh

1. Trường ĐH Vinh

2. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh

3. Trường CĐ Y tế Nghệ An

4. Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật Nghệ An

7

Đại học Huế

 

Trung tâm GDQP-AN  TP Huế

 

1. Các trường thuộc ĐH Huế

2. Trường CĐSP Thừa Thiên – Huế

3. Trường CĐ Công nghiệp Huế

4. Trường CĐ Y tế Thừa thiên- Huế

5. Trường CĐ Xây dựng Thừa thiên – Huế

6. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật thương mại Hà Tây (cơ sở 2)

8

Trung tâm GDQP-AN

 

Trường Quân sự Quân khu 5

 

 

1. Các trường thuộc Đại học Đà Nẵng

2. Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

3. Trường ĐH TDTT Đà Nẵng

4. Trường ĐHDL Duy Tân

5. Trường CĐ Lương thực Thực phẩm

6. Trường CĐ Kỹ thuật Y tế Trung ương 2

7. Trường CĐ Đông Á

8. Trường CĐDL Kinh tế Kỹ thuật Đông Du

9. Trường CĐ Nội vụ  (cơ sở 2)

10. Trường CĐ Công nghệ TT hữu nghị Việt – Hàn

11. Trường CĐ Giao thông Vận tải II

12. Trường CĐ Kinh tế – Kế hoạch

9

Trường Đại học Nha Trang

Trung tâm GDQP-AN Khánh Hòa

1. Trường Đại học Nha Trang

2. Trường CĐ Y tế Khánh Hòa

10

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

 

Trung tâm GDQP-AN

 

1. Các trường thuộc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh

2. Trường ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh

3. Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh

4. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh

5. Trường ĐH Thể dục thể thao Trung ương 2

6. Trường ĐH Giao thông Vận tải (cơ sở 2)

7. Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh

8. Trường ĐH Tôn Đức Thắng

9. Trường ĐHSP Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

10. Trường ĐH Bình Dương

11. Học viện CN Bưu chính viễn thông

12. Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu

13. Trường ĐH Văn hóa TP Hồ Chí Minh

14. Trường ĐH Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

15. Trường CĐ Tài chính Hải quan

16. Trường CĐ Viễn Đông

11

Trung tâm GDQP-AN

 

Trường Quân sự Quân khu 7

 

 

1. Trường ĐHDL Kỹ thuật Công nghệ

2. Trường ĐHDL Ngoại ngữ – Tin học

3. Trường ĐH Bán công Marketing

4. Trường ĐHDL Công nghệ Sài Gòn

5. Trường ĐHSP Thể dục Thể thao TP HCM

6. Trường ĐH Lao động xã hội (cơ sở 2)

7. Trường ĐH Công nghệ TT Gia Định

8. Trường CĐ Công nghiệp thực phẩm

9. Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật

10. Trường CĐ Phát thanh truyền hình 2 TP Hồ Chí Minh

11. Trường CĐ kinh tế kỹ thuật Bình Dương

12. Trường ĐH Kinh tế CN Long An

12

Trường ĐH Tây Nguyên

Trung tâm GDQP-AN  Tây Nguyên

1. Trường ĐH Tây Nguyên

2. Trường CĐSP Đăk Lăk

3. Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật

4. Trường CĐ Y tế Đăk Lăk

13

Trường Đại học Cần Thơ

Trung tâm GDQP-AN  Cần Thơ

 

1. Trường ĐH Cần Thơ

2. Trường ĐH An Giang

3. Trường ĐHSP Đồng Tháp

4. Trường ĐH DL Tây Đô

5. Trường ĐH Y Dược Cần Thơ

6. Trường ĐH Bạc Liêu

7. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ

8. Trường CĐ Y tế Cần Thơ

9. Trường CĐ Nông nghiệp Nam Bộ

10. Trường ĐH Võ Trường Toản – Hậu Giang

14

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

1. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

2. Trường Đại học dân lập Thăng Long

3. Trường ĐH Điện Lực

4. Trường CĐ Điện tử –  Điện lạnh

5. Trường CĐ Sư phạm Hà Nội

6. Trường CĐ Công nghệ Hà Nội

15

Trường Đại học Mỏ – Địa chất

1. Trường ĐH Mỏ – Địa chất

2. Học viện Quan hệ Quốc tế

3. Trường CĐ Du lịch Hà Nội

4. Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường HN 5. 5. Trường CĐ Nội vụ

16

Trường Đại học Giao thông vận tải

1. Trường ĐH Giao thông vận tải

2. Trường Đại học Nguyễn Trãi

3. Học viện Quản lý giáo dục

4. Trường CĐ múa Việt Nam

5. Trường CĐ Cộng đồng Hà Nội

17

Học viện Kỹ thuật Mật mã

1. Học viện Kỹ thuật Mật mã

2. Trường CĐ Giao thông vận tải

3. Trường ĐH Công nghệ và quản lý Hữu nghị

18

Trường Đại học Nông nghiệp 1

1. Trường ĐH Nông nghiệp 1

2. Trường CĐ Công trình đô thị Hà Nội

3. Trường CĐ Dệt may thời trang Hà Nội

4. Trường CĐ Quản trị Kinh doanh Hưng Yên

19

Trường Đại học Hàng hải

1. Trường Đại học Hàng hải

2. Trường ĐH Y Hải Phòng

20

Trường ĐH Lâm nghiệp

1. Trường ĐH Lâm nghiệp

2. Trường CĐ Cộng đồng Hà Tây

3. Trường CĐ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  Bắc bộ

4. Trường CĐ Việt Hung

21

Trường Đại học Y Hà Nội

1. Trường ĐH Y Hà Nội

2. Trường ĐH Y tế công cộng

3. Trường CĐ Y tế Hà Nội

22

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1. Trường ĐH kinh tế Quốc dân

2. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuât công nghiệp1

23

Trường Đại học Thể dục thể thao Trung ương 1

1. Trường ĐH Thể dục thể thao Trung ương 1

2. Trường CĐ Công nghệ Bắc Hà

3. Trường CĐ Thuỷ sản

4. Trường CĐ Ngoại ngữ Công nghệ Việt Nhật

5. Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà

24

Trường ĐH Sư phạm                                                    TP Hồ Chí Minh

1. Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh

2. Trường ĐH Ngân hàng

3. Trường ĐH Ngoại thương TP HCM

4. Trường ĐH Văn hiến

5. Nhạc viện TP Hồ Chí Minh

6. Trường CĐ Sư phạm TƯ TP Hồ Chí Minh

7. Trường CĐBC Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp.

8. Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường

9. Trường CĐ Nguyễn Tất Thành

25

Trường ĐH Y – Dược TP Hồ Chí Minh

1. Trường ĐH Y – Dược TP Hồ Chí Minh

2. Trường ĐH Dân lập Hồng Bàng

3. Trường ĐH Dân lập Hùng Vương

4. Trường ĐH Hoa Sen TP Hồ Chí Minh

5. Trường CĐ Công nghệ thông tin TP. HCM

6. Trường CĐ Kinh tế Công nghệ TP. HCM

7. Trường CĐ VH Nghệ thuật Du lịch Sài Gòn

26

 

Trường Đại học Trà Vinh

 

 

1. Trường ĐH Trà Vinh

2. Trường ĐH Dân lập Cửu Long

3. Trường ĐH Kiến trúc (phân hiệu 2)

4. Trường CĐ Y tế Trà Vinh

27

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Vin-Hem-Pic

1. Trường ĐH Văn Lang

2. Trường ĐH Mở bán công

3. Trường ĐH Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh

4. Trường CĐ Cao Thắng

5. Trường CĐ Điện lực

6. Trường CĐ Kinh tế TP Hồ Chí Minh

28

Trung tâm GDQP-AN 

 

(Trường Cao đẳng nghề số 8 – Bộ Quốc phòng)

 

1. Trường ĐH Lạc Hồng

2. Trường CĐ Công nghệ Đồng Nai

3. Trường CĐ Công nghệ và quản trị SoNadezi

4. Trường CĐ Y tế Đồng Nai

5. Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags: , ,

Comments are closed.