QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ? LOẠI TÁC PHẨM NÀO ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ?

Quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác – sau đây gọi là “tác phẩm”. Theo quy định, các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng tạo gốc. Chúng được bảo hộ bất kể chất lượng của chúng và bao gồm cả những hướng dẫn kỹ thuật và hình vẽ kỹ thuật đơn thuần. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tác phẩm sau được bảo hộ quyền tác giả:

so-huu-tri-tue-ve-quyen-tac-gia-co-loi-ich-gi-2

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói của người khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra bằng phương pháp tương tự;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phảm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Do vậy, tác giả của các chương trình máy tính, người thiết kế trang web, doanh nghiệp đa phương tiện, công ty quảng cáo, đài phát thanh và truyền hình có sáng tạo ra các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định thông thường cần hiểu rõ hình thức bảo hộ được trao cho các tác phẩm để khai thác chúng một cách hiệu quả. Hơn nữa, những công ty hoạt động trong lĩnh vực không liên quan gì đến việc sáng tạo và phổ biến các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả cũng nên quan tâm đến việc bảo hộ quyền tác giả bởi vì trang web của công ty, chương trình quảng cáo, tài liệu giới thiệu, tài liệu hướng dẫn và các tài liệu khác nhìn chung được bảo hộ quyền tác giả. Hơn nữa, những công ty này cần lưu ý khi sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ của người khác như chương trình máy tính bởi vì việc sử dụng công nghệ đang rất phổ biến hiện nay.

Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng chứ không bảo hộ bản thân ý tưởng. Sự sáng tạo được pháp luật quyền tác giả bảo vệ là sự sáng tạo về việc chọn lọc và sắp xếp từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, bộ phận tạo hình, mã máy tính v.v…Do vậy, về cốt truyện, ý tưởng, ý nghĩa … của các tác phẩm có thể rất tương tự nhau nhưng cách thức thể hiện, sự sắp xếp ngôn từ v.v… được sử dụng để mô tả sẽ tạo ra tác phẩm gốc và được bảo hộ quyền tác giả.

 

CÁCH THỨC BẢO HỘ TÁC PHẨM CỦA MÌNH? QUYỀN TÁC GIẢ BAO GỒM CÁC QUYỀN NÀO?

Không giống như các quyền sở hữu trí tuệ buộc phải đăng ký để xác lập quyền sở hữu, quyền tác giả không phụ thuộc vào các thủ tục hành chính. Một tác phẩm đã được sáng tạo ra được coi là đã bảo hộ quyền tác giả ngay sau khi được định hình. Do đó, việc đăng ký với cơ quan quản lý quyền tác giả với mục đích chủ yếu là xác định và phân biệt tên gọi của tác phẩm, đặc biệt là tạo ra chứng cứ ban đầu trước tòa án trong các tranh chấp về quyền tác giả và điều này sẽ tiết kiệm nguồn lực cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả khi chứng minh tác phẩm là của mình và được quyền sử dụng.

 

Các độc quyền được cấp:

Tác giả gốc của tác phẩm được bảo hộ bởi quyền tác giả có độc quyền sử dụng hoặc cho phép ngưởi khác sử dụng tác phẩm theo những điều kiện sử dụng. Tác giả của tác phẩm có thể ngăn cấm, cho phép:

  • Tái bản dưới nhiều hình thức khác nhau, như bản in hoặc bản ghi âm;
  • Phân phối lần đầu tiên đến công chúng thông qua bán và chuyển nhượng sở hữu trong các bản sao hữu hình;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao (đối với chương trình máy tính, bản ghi âm, cũng như các tác phẩm nghe nhìn);
  • Biểu diễn trước công chúng, đối với một vở kịch hoặc tác phẩm âm nhạc;
  • Sao chép, dưới dạng đĩa CD, bằng việc sao lưu vào các thiết bị khác;
  • Phát sóng, thông qua truyền thanh, cáp quang và vệ tinh;

Dịch từ ngôn ngữ gốc sàn ngôn ngữ khác hoặc chuyển thể, ví dụ, từ tiểu thuyết thành kịch bản phim;

Comments are closed.