CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Để tăng cường quản lý và đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ trưởng Bộ ngoại giao, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này: “Quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài”. Điều 2.- 1. Cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; người đứng đầu cơ quan báo chí, tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Việt Nam; phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí Việt Nam; người nước ngoài làm việc tại cơ quan báo chí Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài có trách nhiệm chấp hành Quy chế này. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Điều 3.- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ. Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm ra Thông tư hướng dẫn thi hành Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này trước ngày 30 tháng 9 năm 1997. Điều 4.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Nghị định số 98/CP ngày 13 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ) CHƯƠNG I Điều 1.- Các hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài nêu trong Quy chế này gồm: 1. Phát hành báo chí, phát sóng chương trình phát thanh truyền hình Việt Nam ra nước ngoài; 2. Thành lập cơ quan báo chí của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; in báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ở nước ngoài; 3. Cử nhà báo, phóng viên ra nước ngoài; 4. Lập Văn phòng đại diện của báo chí Việt Nam ở nước ngoài; 5. Cung cấp tin, bài, hình, ảnh cho báo chí nước ngoài; 6. Hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài; 7. Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài. Điều 2.- Đối tượng áp dụng của Quy chế này bao gồm: 1. Cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; 2. Người đứng đầu cơ quan báo chí, tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; 3. Nhà báo Việt Nam (theo quy định tại Điều 14 của Luật Báo chí); 4. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí Việt Nam; 5. Người nước ngoài làm việc tại cơ quan báo chí, tổ chức báo chí Việt Nam; 6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài. Điều 3.- Bộ Văn hoá – Thông tin nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ Văn hoá – Thông tin) là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và cho phép các hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài nêu tại Điều 1 của Quy chế này. Bộ Văn hoá – Thông tin phải có quy chế trao đổi ý kiến với các cơ quan chức năng của Đảng về các hoạt động. Điều 4.- Mọi hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài của các đối tượng nêu tại Điều 2 của Quy chế này phải được tiến hành phù hợp với khoản 5 Điều 6 và Điều 10 của Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. CHƯƠNG II Điều 5.- 1. Việc phát hành báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ra nước ngoài phải xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin. Hồ sơ xin phép theo quy định của Bộ Văn hoá – Thông tin. 2. Việc đưa thông tin lên mạng INTERNER Việt Nam thực hiện theo “Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng INTERNET ở Việt Nam” ban hành kèm theo Nghị định số 21/CP ngày 5 tháng 3 năm 1997 và các Thông tư hướng dẫn tiếp theo. Điều 6.- 1. Bộ Văn hoá – Thông tin cấp giấy phép phát hành báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ra nước ngoài trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép thì Bộ Văn hoá – Thông tin phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức xin cấp phép và phải nêu rõ lý do trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 2. Sau 90 ngày kể từ ngày ghi trong giấy phép, nếu hoạt động đã xin phép không được triển khai, giấy phép sẽ mặc nhiên hết hiệu lực. 3. Cơ quan, tổ chức được cấp phép phải thực hiện đúng những điều ghi trong giấy phép; nếu muốn thay đổi điều nào thì phải xin phép lại. CHƯƠNG III Điều 7.- Việc thành lập cơ quan báo chí của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; in báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ở nước ngoài phải phù hợp với pháp luật của nước sở tại và được tiến hành theo các quy định của Quy chế này và của Luật Báo chí Việt Nam. Điều 8.- 1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài muốn thành lập cơ quan báo chí; cơ quan, tổ chức muốn in báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ở nước ngoài, sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Ngoại giao Việt Nam, phải xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin Việt Nam. Hồ sơ xin phép theo quy định của Bộ Văn hoá – Thông tin Việt Nam. 2. Bộ Văn hoá – Thông tin cấp giấy phép thành lập cơ quan báo chí của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; in báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép thì Bộ Văn hoá – Thông tin phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức xin cấp phép và phải nêu rõ lý do trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3. Cơ quan, tổ chức được cấp phép phải thực hiện đúng những điều ghi trong giấy phép; nếu muốn thay đổi điều nào thì phải xin phép lại. Điều 9.- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có cơ quan báo chí phải bảo đảm: 1. Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của cơ quan báo chí của mình; 2. Định kỳ thông báo cho Bộ Văn hoá – Thông tin và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại về tình hình hoạt động của cơ quan báo chí. CHƯƠNG IV Điều 10.- 1. Cơ quan báo chí, tổ chức Hội Nhà báo muốn cử nhà báo, phóng viên ra nước ngoài hoạt động báo chí phải hỏi ý kiến và gửi hồ sơ đến Bộ Văn hoá – Thông tin. Hồ sơ theo quy định của Bộ Văn hoá – Thông tin. 2. Bộ Văn hoá – Thông tin có ý kiến chấp thuận bằng văn bản cử nhà báo, phóng viên ra nước ngoài hoạt động báo chí trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối chấp thuận thì Bộ Văn hoá – Thông tin phải thông báo cho cơ quan, tổ chức hỏi ý kiến và phải nêu rõ lý do trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Điều 11.- Người đứng đầu cơ quan báo chí, tổ chức Hội Nhà báo phải bảo đảm: 1. Chịu trách nhiệm về nhân sự và nội dung hoạt động của nhà báo, phóng viên được cử ra nước ngoài; 2. Thông báo cho Bộ Văn hoá – Thông tin và cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại về kết quả hoạt động của nhà báo, phóng viên được cử ra nước ngoài. CHƯƠNG V Điều 12.- 1. Cơ quan báo chí muốn lập Văn phòng báo chí thường trú ở nước ngoài phải xin phép Bộ Văn hoá – Thông tin. Hồ sơ xin phép theo quy định của Bộ Văn hoá – Thông tin. 2. Bộ Văn hoá – Thông tin cấp giấy phép lập Văn phòng báo chí thường trú ở nước ngoài trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép thì Bộ Văn hoá – Thông tin phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan báo chí xin cấp phép và phải nêu rõ lý do trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3. Sau 90 ngày kể từ ngày ghi trong giấy phép, nếu cơ quan báo chí không triển khai hoạt động, giấy phép sẽ mặc nhiên hết hiệu lực. Điều 13.- Người đứng đầu cơ quan báo chí có Văn phòng báo chí thường trú ở nước ngoài phải bảo đảm: 1. Chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng báo chí thường trú ở nước ngoài; 2. Định kỳ thông báo cho Bộ Văn hoá – Thông tin và cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại về tình hình hoạt động của Văn phòng báo chí thường trú ở nước ngoài. CHƯƠNG VI Điều 14.- Nhà báo, phóng viên, biên tập viên muốn cung cấp tin, bài, hình, ảnh hoặc cộng tác dưới bất kỳ hình thức nào với báo chí nước ngoài phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan báo chí mà nhà báo, phóng viên, biên tập viên đó làm việc. Điều 15.- Người đứng đầu cơ quan báo chí phải bảo đảm: 1. Chịu trách nhiệm về nội dung các tin, bài, hình, ảnh cung cấp cho báo chí nước ngoài; 2. Gửi cho Bộ Văn hoá – Thông tin các tin, bài, hình, ảnh cung cấp cho báo chí nước ngoài theo chế độ nộp lưu chiểu báo chí. CHƯƠNG VII Điều 16.- 1. Cơ quan báo chí, tổ chức Hội Nhà báo trước khi ký kết văn bản hợp tác với nước ngoài phải hỏi ý kiến và gửi dự thảo văn bản hợp tác đến Bộ Văn hoá – Thông tin. 2. Bộ Văn hoá – Thông tin có ý kiến chấp thuận bằng văn bản ký kết văn bản hợp tác với nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản hợp tác. Trong trường hợp từ chối chấp thuận thì Bộ Văn hoá – Thông tin phải thông báo cho cơ quan, tổ chức hỏi ý kiến và phải nêu rõ lý do trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản hợp tác. Điều 17.- Việc hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài phải được tiến hành theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Điều 18.- Người đứng đầu cơ quan báo chí, tổ chức Hội Nhà báo phải bảo đảm: 1. Chịu trách nhiệm về các hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài (ký kết văn bản hợp tác, thực hiện các điều khoản hợp tác); 2. Định kỳ thông báo cho Bộ Văn hoá – Thông tin về tình hình thực hiện các điều khoản hợp tác với nước ngoài. CHƯƠNG VIII Điều 19.- 1. Cơ quan báo chí muốn thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài (gọi chung là người nước ngoài) làm việc phải hỏi ý kiến Bộ Văn hoá – Thông tin. Hồ sơ hỏi ý kiến theo quy định của Bộ Văn hoá – Thông tin. 2. Bộ Văn hoá – Thông tin có ý kiến chấp thuận bằng văn bản thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối chấp thuận thì Bộ Văn hoá – Thông tin phải thông báo cho cơ quan báo chí hỏi ý kiến và phải nêu rõ lý do trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Điều 20.- Việc thuê người nước ngoài làm việc cho cơ quan báo chí Việt Nam phải tuân theo các quy định của Bộ luật Lao động về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và không được vi phạm các quy định tại Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số 67/CP ngày 31 tháng 10 năm 1996. Điều 21.- Người đứng đầu cơ quan báo chí phải bảo đảm: 1. Chịu trách nhiệm về hoạt động theo hợp đồng của người nước ngoài làm việc tại cơ quan báo chí của mình; 2. Định kỳ thông báo cho Bộ Văn hoá – Thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng của người nước ngoài.
LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC NGOÀI
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
PHÁT HÀNH BÁO CHÍ, PHÁT SÓNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
THÀNH LẬP CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI; IN BÁO CHÍ, PHÁT SÓNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Ở NƯỚC NGOÀI
CỬ NHÀ BÁO, PHÓNG VIÊN RA NƯỚC NGOÀI
LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM
Ở NƯỚC NGOÀI
CUNG CẤP TIN, BÀI, HÌNH, ẢNH CHO BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM
VỚI NƯỚC NGOÀI
THUÊ CHUYÊN GIA, CỘNG TÁC VIÊN NƯỚC NGOÀI