Nghị định số 211/2004/NĐ-CP ngày 24-12-2004

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 211/2004/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2004
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH
CƠ YẾU VỀ TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC; CHẾ ĐỘ NGHỈ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI NGƯỜI
ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Cơ yếu ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tiêu chuẩn trang phục, chế độ nghỉ và thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm đối với người đang làm công tác cơ yếu.

2. Người đang làm công tác cơ yếu quy định tại Nghị định này bao gồm những người đang công tác trong ngành cơ yếu hưởng lương theo bảng lương lực lượng vũ trang nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.

 

Điều 2. Nguồn kinh phí

Căn cứ định mức, tiêu chuẩn hiện hành, Bộ Tài chính bố trí dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với người đang làm công tác cơ yếu theo quy định tại Nghị định này.


CHƯƠNG II
TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC; CHẾ ĐỘ NGHỈ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU

 

MỤC 1
TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC

 

Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm các tiêu chuẩn trang phục

1. Bảo đảm đáp ứng các nhu cầu cho sinh hoạt, công tác thường xuyên, huấn luyện, dã ngoại và sẵn sàng phục vụ các yêu cầu công tác đột xuất.

2. Bảo đảm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công tác cơ yếu, với điều kiện kinh tế – xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.

3. Phù hợp với sự phát triển chung và đặc trưng của từng đối tượng cụ thể.

4. Phương thức bảo đảm tiêu chuẩn bằng tiền hoặc được cấp phát bằng hiện vật.

5. Khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hợp lý trong việc bảo đảm tiêu chuẩn.

 

Điều 4. Tiêu chuẩn trang phục của người đang làm công tác cơ yếu

1. Tiêu chuẩn trang phục thường xuyên, trang phục niên hạn và trang phục chống rét được cấp cho người đang làm công tác cơ yếu.

2. Tiêu chuẩn trang phục nghiệp vụ được trang bị cho người đang làm công tác cơ yếu trực tiếp thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, phục vụ chiến đấu và phục vụ công tác chuyên môn.

 

Điều 5. Danh mục tiêu chuẩn trang phục

Ban hành kèm theo Nghị định này danh mục tiêu chuẩn trang phục của người đang làm công tác cơ yếu.

 

Điều 6. Định mức trang phục

Căn cứ vào danh mục các loại trang phục quy định tại Điều 5 của Nghị định này, hàng năm Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chủng loại và chất lượng từng loại trang phục cho phù hợp.

 

MỤC 2
CHẾ ĐỘ NGHỈ

 

Điều 7. Các chế độ nghỉ của người làm công tác cơ yếu

1. Người đang làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ nghỉ sau đây :

a) Nghỉ hàng năm;

b) Nghỉ lễ, tết trong năm.

2. Trong thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người đang làm công tác cơ yếu được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp và được thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật lao động và chế độ hiện hành.

 

Điều 8. Quy định nghỉ hàng năm

1. Việc nghỉ hàng năm của người đang làm công tác cơ yếu được thực hiện theo kế hoạch của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu. Tiêu chuẩn nghỉ năm nào nghỉ trong năm đó, không cộng dồn sang năm sau, không nghỉ không được thanh toán bằng tiền.

Trường hợp do yêu cầu công tác, cơ quan quản lý người đang làm công tác cơ yếu có quyền yêu cầu người đang làm công tác cơ yếu hoãn việc nghỉ phép theo kế hoạch; yêu cầu người đang làm công tác cơ yếu đang nghỉ phép phải trở về đơn vị làm nhiệm vụ. Thời gian nghỉ hàng năm còn lại của người làm công tác cơ yếu được tính tiếp với thời gian nghỉ hàng năm tiếp theo hoặc tiếp tục nghỉ sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Thời gian nghỉ phép năm của người đang làm công tác cơ yếu được quy định như sau :

a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;

b) Từ 15 năm công tác trở lên, số ngày nghỉ được tăng thêm theo số năm công tác, cứ 5 năm được nghỉ thêm một ngày.

 

Điều 9. Chế độ nghỉ các ngày lễ, tết trong năm

Người đang làm công tác cơ yếu được nghỉ những ngày lễ, tết hàng năm theo quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp do yêu cầu công tác phải làm việc trong các ngày lễ, ngày tết thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

MỤC 3
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HÀNG NĂM

 

Điều 10. Người đang làm công tác cơ yếu trong độ tuổi tham gia lao động công ích được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm như quy định đối với sĩ quan Quân đội nhân dân tại khoản 1 và 2 Điều 10 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích.

 

CHƯƠNG III
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 11. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm tiêu chuẩn đối với người đang làm công tác cơ yếu thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 12. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về công tác bảo đảm tiêu chuẩn đối với người đang làm công tác cơ yếu, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các tiêu chuẩn đối với người đang làm công tác cơ yếu quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

2. Học sinh cơ yếu hưởng chế độ sinh hoạt phí không thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được hưởng tiêu chuẩn trang phục như quy định hiện hành đối với học sinh các trường Quân đội.

 

Điều 14. Trách nhiệm hướng dẫn

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn theo từng mức cụ thể cho từng đối tượng đang làm công tác cơ yếu bảo đảm phù hợp với đặc thù của công tác cơ yếu.

 

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.



DANH MỤC

TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI
ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU

(Ban hành kèm theo Nghị định số 211/2004/NĐ-CP
ngày 22 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ)

 

TT

Tên trang phục

Đơn vị tính

Số lượng

Niên hạn

A

Trang phục thường xuyên cấp cho cá nhân

 

 

 

1

Trang phục đông hoặc hè

bộ

1

1 năm

2

Áo Xuân Thu

cái

1

1 năm

3

Áo lót

cái

2

1 năm

4

Quần lót

cái

2

1 năm

5

Bít tất

đôi

2

1 năm

6

Khăn mặt

cái

2

1 năm

7

Giầy da

đôi

1

1 năm

8

Dép nhựa

đôi

1

1 năm

9

Chiếu cói cá nhân

cái

1

1 năm

B

Trang phục niên hạn

 

 

 

1

Dây lưng nhỏ

cái

1

3 năm

2

Áo mưa

cái

1

3 năm

3

Màn cá nhân

cái

1

4 năm

4

Áo ấm

cái

1

3 năm

5

Vỏ chăn cá nhân

cái

1

4 năm

6

Gối cá nhân

cái

1

3 năm

7

Quần áo Thu – Đông

bộ

1

4 năm

8

Ba lô + túi lót

cái

1

3 năm

C

Trang phục chống rét

 

 

 

 

Vùng rét 1

 

 

 

1

Quần áo vệ sinh

bộ

1

3 năm

2

Ruột chăn bông 2,5 kg

cái

1

3 năm

3

Mũ bông

cái

1

3 năm

4

Đệm nằm

cái

1

4 năm

 

Vùng rét 2

 

 

 

1

Ruột chăn bông 1,5 kg

cái

1

3 năm

2

Quần áo vệ sinh

bộ

1

3 năm

D

Trang phục nghiệp vụ

 

 

 

1

Áo blu

cái

2

1 năm

2

Cặp nghiệp vụ

cái

1

3 năm

3

Quần áo dã ngoại, huấn luyện

bộ

1

1 năm

4

Giầy da cao cổ

đôi

1

2 năm

Ghi chú: Một suất trang phục Đông gồm: 01 bộ quần áo Đông + 01 áo sơ mi dài tay.

Một suất trang phục hè gồm: 02 quần dài + 01 áo sơ mi ngắn tay hoặc 01 quần dài + 02 áo sơ mi ngắn tay.

 

Tags: , , , , ,

Comments are closed.