Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
st1:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 03/2009/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 2009
VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHUYẾN BAY CHUYÊN CƠ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định việc tổ chức thực hiện, bảo đảm các chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay trong vùng trời Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.
2. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức thực hiện bảo đảm các chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay trong vùng trời Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định của Nghị định này.
2. Chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam là chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không của Việt Nam hoặc do đơn vị của Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3. Chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài là chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không nước ngoài hoặc do các cơ quan, tổ chức khác của nước ngoài thực hiện bay đến, bay đi hoặc bay qua lãnh thổ Việt Nam.
4. Nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ là các nghi thức được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay và các bãi hạ cánh ngoài sân bay trong việc đón, tiễn các đoàn khách cấp cao của Việt Nam và các đoàn khách cấp cao nước ngoài đi, đến, quá cảnh Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ
1. Bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối
2. Bảo đảm tiêu chuẩn chuyên cơ theo quy định.
3. Bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật.
4. Ưu tiên phục vụ kịp thời, chính xác.
5. Bảo đảm nghi thức dón, tiễn chuyến bay chuyên cơ hàng không.
Điều 4. Quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyên cơ hàng không
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn đối với tàu bay, tổ bay, tiêu chuẩn nhân viên hàng không, quy trình quản lý và thực hiện, quy trình điều hành và các công tác bảo đảm cần thiết khác phục vụ chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không Việt Nam thực hiện.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn tàu bay, tổ bay và các thành phần liên quan, nghi thức đón, tiễn; quy trình quản lý, thực hiện công tác bảo đảm cần thiết khác phục vụ chuyến bay chuyên cơ quân sự Việt Nam; quy định về công tác phối hợp hiệp đồng quản lý, bảo vệ các chuyến bay chuyên cơ hoạt động trong vùng trời Việt Nam.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ Việt Nam do hãng hàng không Việt Nam thực hiện, chuyến bay chuyên cơ nước ngoài.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên do các đơn vị của Bộ Quốc phòng thực hiện.
5. Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam và nước ngoài.
6. Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán ngân sách nhà nước cho công tác bảo đảm, bảo vệ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.
Chương II
THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHUYẾN BAY CHUYÊN CƠ
Điều 5. Đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam
1. Lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b. Chủ tịch nước;
c. Thủ tướng Chính phủ;
d. Chủ tịch Quốc hội.
2. Những đối tượng đặc biệt khác khi có thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ.
Điều 6. Tổ chức được giao thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam
Tổ chức được giao thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam là các hãng hàng không của Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị bảo đảm bay trực thuộc Bộ Quốc phòng có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được giao thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam bằng văn bản thông báo chuyến bay chuyên cơ theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 7. Cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam
1. Văn phòng Trung ương Đảng;
2. Văn phòng Chủ tịch nước;
3. Văn phòng Quốc hội;
4. Văn phòng Chính phủ.
Điều 8. Giao nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam
1. Thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được thực hiện bằng văn bản với các nội dung sau:
a. Đối tượng được phục vụ và số lượng;
b. Hành trình chuyến bay;
c. Hãng hàng không của Việt Nam hoặc đơn vị của Bộ Quốc phòng được giao thực hiện chuyến bay;
d. Yêu cầu về nghi thức đón, tiễn;
đ. Các yêu cầu về bảo đảm an ninh, quốc phòng và các yêu cầu cụ thể khác.
2. Văn bản thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được gửi tới các cơ quan, đơn vị sau:
a. Chuyến bay chuyên cơ nội địa do hãng hàng không Việt Nam thực hiện: Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không – Không quân, hãng hàng không của Việt Nam được giao thực hiện chuyến bay;
b. Chuyến bay chuyên cơ quốc tế do hãng hàng không Việt Nam thực hiện: Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân nhà nước – Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không – Không quân, hãng hàng không của Việt Nam được giao thực hiện chuyến bay.
c. Chuyến bay chuyên cơ nội địa do Bộ Quốc phòng thực hiện: Bộ Tổng tham mưu, Cục Tác chiến, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân nhà nước, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Quân chủng Phòng không – Không quân và các đơn vị quân đội có liên quan;
d. Chuyến bay chuyên cơ quốc tế do Bộ Quốc phòng thực hiện: Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân nhà nước – Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không – Không quân, Cục Hàng không Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam.
3. Thời hạn giao nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam như sau:
a. Đối với các chuyến bay sử dụng tàu bay riêng biệt: tối thiểu 05 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay nội địa; tối thiểu 10 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay quốc tế;
b. Đối với các chuyến bay kết hợp vận chuyển thương mại: tối thiểu 24 giờ trước giờ dự định cất cánh đối với bay nội địa; tối thiểu 05 ngày trước ngày thực hiện đối với bay quốc tế;
c. Đối với chuyên cơ quân sự: Bộ Quốc phòng sẵn sàng đáp ứng theo yêu cầu.
4. Cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các cơ quan, đơn vị liên quan về các nội dung thay đổi liên quan đến nhiệm vụ chuyên cơ.
5. Cơ quan, đơn vị nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam có trách nhiệm triển khai, ghi nhận và lưu trữ đầy đủ các chi tiết về việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Điều 9. Cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài
1. Các cơ quan nêu tại Điều 7 của Nghị định này.
2. Cục Tác chiến – Bộ Quốc phòng.
3. Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao.
4. Cục Hàng không Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Giao nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài
1. Thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài được thực hiện bằng văn bản hoặc phép bay với các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
2. Văn bản thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài được gửi tới các cơ quan, đơn vị sau:
a. Đối với chuyến bay bay đi, bay đến Việt Nam: Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân nhà nước – Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không – Không quân và Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam;
b. Đối với chuyến bay bay quá cảnh Việt Nam: Cục Hàng không Việt Nam, Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không – Không quân và Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam.
3. Thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài được giao nhận tối thiểu là bảy (07) ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay, trừ trường hợp đặc biệt.
4. Cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các cơ quan, đơn vị liên quan về việc đình chỉ hoặc thay đổi giờ cất, hạ cánh, giờ bay quá cảnh Việt Nam của chuyến bay.
5. Cơ quan, đơn vị nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài có trách nhiệm triển khai, ghi nhận và lưu trữ đầy đủ các chi tiết về việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a. Là đầu mối tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam do hãng hàng không Việt Nam thực hiện, chuyến bay chuyên cơ nước ngoài;
b. Giám sát việc tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không đối với chuyến bay chuyên của Việt Nam do hãng hàng không Việt Nam thực hiện;
c. Thực hiện việc cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ thuộc thẩm quyền.
2. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, giám sát trực tiếp việc tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ hoạt động tại cảng hàng không, sân bay thuộc trách nhiệm quản lý.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng
Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không – Không quân thực hiện quản lý vùng trời, phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu điều hành bay cho các chuyến bay chuyên cơ trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý; phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai phục vụ chuyến bay chuyên cơ đi, đến các sân bay do Bộ Quốc phòng quản lý; trực tiếp tổ chức thực hiện, quản lý chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam do Bộ Quốc phòng thực hiện.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao
1. Cục Lãnh sự có trách nhiệm phối hợp với hãng hàng không của Việt Nam hoặc đơn vị của Bộ Quốc phòng được giao thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam thực hiện việc xin phép bay của nước ngoài qua đường ngoại giao đối với chuyến bay chuyên cơ đó; cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài thuộc thẩm quyền.
2. Cục Lễ tân nhà nước có trách nhiệm triển khai bảo đảm các nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam tại cảng hàng không, sân bay nước ngoài; phối hợp bảo đảm các nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam bay quốc tế tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam; triển khai thực hiện các nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an
Bộ Tư lệnh cảnh vệ có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục An ninh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an ninh cho chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam; giám sát việc bảo đảm an ninh cho chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài.
Điều 15. Trách nhiệm của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ
1. Tổ chức và cung cấp thông tin về các đoàn tiền trạm hoặc đoàn hộ tống chuyên cơ của Việt Nam; triển khai bảo đảm các nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam; phối hợp với Bộ Ngoại giao bảo đảm các nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam tại cảng hàng không, sân bay nước ngoài.
2. Chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam sắp xếp, quản lý và thông tin về đoàn doanh nghiệp, báo chí đi cùng trên chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.
Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
1. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm phối hợp triển khai tổ chức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không Việt Nam thực hiện; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; bảo đảm an ninh, an toàn hàng không tại khu vực cảng hàng không, sân bay thuộc trách nhiệm quản lý.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho các chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không Việt Nam thực hiện trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Điều 17. Trách nhiệm của hãng hàng không Việt Nam được giao thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam
1. Bảo đảm chuyến bay theo tiêu chuẩn đã được Bộ Giao thông vận tải quy định, thực hiện việc xin phép bay của nước ngoài qua đường hàng không, tổ chức phục vụ tại các sân bay trong nước và nước ngoài, bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay.
2. Có trách nhiệm thiết kế hành trình đường bay đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam bay quốc tế và gửi hành trình bay cho Cục Lãnh sự tối thiểu 15 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam bay quốc tế.
3. Trong trường hợp nhận được văn bản thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam muộn hơn thời gian quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này, hãng hàng không của Việt Nam phải báo cáo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan về các khó khăn, vướng mắc để phối hợp và xử lý kịp thời.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, nghi lễ đón tiếp cho chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tại cảng hàng không, sân bay và bãi đậu ngoài sân bay.
2. Phối hợp với Bộ Ngoại giao triển khai các nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam và các nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tại cảng hàng không, sân bay tại địa phương.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch Văn phòng Quốc hội, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng