Nghị định số 02/1999/NĐ-CP ngày 27/01/1999

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 02/1999/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 01 NĂM 1999 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ ĐẦU TƯ THEO HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG – KINH DOANH – CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG – CHUYỂN GIAO – KINH DOANH, HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG – CHUYỂN GIAO ÁP DỤNG CHO ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

 


CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tai Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,


NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều sau đây của quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ ( sau đây gọi là Quy chế):

1. Bổ sung Điều 3 Quy chế một khoản mới (khoản 3) như sau:

“3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp BOT, mối quan hệ giữa doanh nghiệp BOT và Nhà đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện dự án cho các bên thoả thuận trong hợp đồng BOT, BTO, BT. để xác nhận các vấn đề này, các bên có thể thoả thuận trong Hợp đồng thực hiện một trong các phương thức sau với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy định của hợp đồng BOT, BTO, BT:

a) doanh nghiệp BOT ký vào hợp đồng BOT, BTO, BT, cùng với Nhà đầu tư nước ngoài hợp thành một Bên của Hợp đồng đó;

b) Doanh nghiệp BOT tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của Nhà đầu tư nước ngoài liên qua đến việc thực hiện dự án; việc tiếp nhận phải được hợp thức hoá bằng văn bản ký kết giữa doanh nghiệp BOT, Nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; sau khi được Bộ Kế Hoạch và Đầu tư chấp thuận, văn bản này được coi là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng BOT, BTO, BT;

c) Phương thức khác được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận”

2. Bổ sung vào cuối khoản 1 Điều 24 của Quy chế một đoạn như sau:

” Các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng BOT, BTO, BT những nội dung chủ yếu khác, bao gồm cả việc bên cho vay được quyền tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp BOT để thực hiện dự án (sau đây gọi là quyền tiếp nhận dự án) trong trường hợp Doanh nghiệp BOT hoặc Nhà đầu tư nước ngoài không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng đó hoặc hợp đồng vay, với điều kiện bên cho vay phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng của Doanh nghiệp BOT hoặc Nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Hợp đồng BOT, BTO, BT và Giấy phép đầu tư. Điều kiện, kiện thủ tục và nội dung thực hiện quyền tiếp nhận dự án của bên cho vay phải được quy định tại hợp đồng vay, văn bản bảo đảm vay hoặc thoả thuận khác ký kết giữa Doanh nghiệp BOT và/hoặc Nhà đầu tư nước ngoài với bên cho vay và phải được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận”.

3. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 24 của Quy chế như sau:

“2. Để thực hiện dự án BOT, BTO, BT, Doanh nghiệp BOT được ký kết các hợp đồng về thuê đất, xây dụng, lắp đặt máy móc, thiết bị, dịch vụ tư vấn, giám định, mua nguyên liệu, bán sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, vay vốn cầm cố thế chấp tài sản và các hợp đồng khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Các Bên ký kết hợp đồng BOT, BTO, BT và các bên ký kết các hợp đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy chế này được thoả thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài, nếu thoả thuận về chọn pháp luật nước ngoài không trái với quy định của Pháp luật Việt Nam và dược Bộ Tư pháp chấp thuận”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 3 Điều 25 của Quy chế như sau:

“1. Các tranh chấp phát sinh giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Doanh nghiệp BOT trong quá trình thực hiện Hợp đồng BOT, BTO, BT và các hợp đồng bảo lãnh quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy chế này trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải; nếu vụ tranh chấp không giải quyết được bừng thương lượng, hoà giải các Bên có thể đua vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại một Hội đòng trọng tài do các Bên thoả thuận thành lập”.

“3. Các tranh chấp phát sinh giữa Doanh nghiệp BOT với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình thực hiện dự án, các tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp BOT với các tổ chức kinh tế Việt Nam tham gia thực hiện dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy chế này trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải; nếu vụ tranh chấp không giải quyết không giải quyết được bằng thương lượng, hoà giải các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Tổ chức Trọng tài Việt Nam hoặc một Hội đồngtrọng tài do các Bên thoả thuận thành lập hoặc trọng tài được thành lập và hoạt động ở nước thứ ba.

Các tranh chấp khác phát sinh giữa Doanh nghiệp BOT với các tổ chức kinh tế Việt Nam trong qua trình thực hiện dự án được giải quyết theo quy định tai khoản 2 Điều 102 của Nghị định số 12/CP ngày 18 tháng 02 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

Điều 2: Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Tags: , , , , ,

Comments are closed.