NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 35/2001/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 7 NĂM 2001 CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, NGHỊ ĐỊNH: CHƯƠNG I Điều 1. Đối tượng điều chỉnh Nghị định này quy định các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi khác đối với các đối tượng sau đây: 1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong biên chế, người trong thời gian tập sự hoặc đang hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đang công tác. 2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không thuộc biên chế Nhà nước, người trong thời gian tập sự hoặc hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu hợp pháp không thuộc ngân sách Nhà nước. 3. Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này bao gồm : a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục đào tạo; b) Các cán bộ nguyên là nhà giáo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các cơ sở giáo dục và đào tạo được phân công làm nhiệm vụ tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo; c) Các cán bộ nguyên là nhà giáo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các cơ sở giáo dục và đào tạo được điều động về công tác ở Phòng Giáo dục và Đào tạo. Điều 2. Phạm vi điều chỉnh Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm : 1. Trường chuyên biệt quy định tại Nghị định này theo các quy định tại các điều 56, 57, 58 và 59 của Luật Giáo dục bao gồm : a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học; b) Trường chuyên, trường năng khiếu; c) Trường, lớp dành cho người tàn tật; d) Trường giáo dưỡng. 2. Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và cách tính các loại phụ cấp 1. Đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 1 của Nghị định này, ngoài việc hưởng các chính sách như cán bộ, công chức công tác trong ngành giáo dục còn được hưởng thêm các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định tại Nghị định này. 2. Đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường chuyên biệt đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định tại các Điều 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 15 của Nghị định này. 3. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này được cơ sở giáo dục, đào tạo vận dụng và cho hưởng các chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi quy định tại Nghị định này từ nguồn thu hợp pháp. 4. Các loại phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định trong Nghị định này là những phụ cấp được áp dụng theo nguyên tắc cộng số học trên cơ sở tính theo tỷ lệ phần trăm (%) lương ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm (nếu có) của đối tượng được hưởng. CHƯƠNG II Điều 4. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt khi được cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ được hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí và tiền phụ cấp đi lại, nhà ở. Mỗi năm ít nhất 1 lần, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học được Nhà nước cấp kinh phí, tạo điều kiện để đi tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn trong nước. Điều 5. Phụ cấp ưu đãi 1. Mức phụ cấp 50% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường năng khiếu thể dục thể thao; trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường dự bị đại học. 2. Mức phụ cấp 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường, lớp dành cho người tàn tật. 3. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường giáo dưỡng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh và phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 5 của Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ, quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang, trong trường hợp khoản phụ cấp được hưởng này thấp hơn mức quy định tại khoản 2 của Điều này thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm (%) chênh lệch để đạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có). 4. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức được quy định trong Điều này không hưởng phụ cấp ưu đãi với mức đã quy định tại Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập. Điều 6. Phụ cấp trách nhiệm Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu. CHƯƠNG III Điều 7. Phụ cấp ưu đãi Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có) và không hưởng phụ cấp ưu đãi với mức đã quy định tại Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập. Điều 8. Phụ cấp thu hút Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (thuộc địa phương và từ địa phương khác đến) được điều động đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có) trong thời gian không quá 5 năm, kể từ ngày nhận quyết định. Điều 9. Thời hạn luân chuyển nhà giáo và trợ cấp chuyển vùng 1. Thời hạn luân chuyển nhà giáo đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng. 2. Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương thì sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương. Hết thời hạn trên, nhà giáo tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm. 3. Nếu nhà giáo có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tầu xe và cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) cho một hộ. Điều 10. Trợ cấp lần đầu Nhà giáo khi được luân chuyển đến công tác tại các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) cho một người. ủy ban nhân dân cấp huyện của địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết trợ cấp lần đầu và chỗ ở cho các nhà giáo được chuyển đến địa phương. Điều 11. Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch Đối với những vùng thực sự thiếu nước ngọt và sạch theo mùa, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được giải quyết chế độ phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sau khi đã trừ phần chi phí nước ngọt sinh hoạt được tính trong tiền lương. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có vùng thiếu nước ngọt và sạch căn cứ vào tình hình cụ thể của các xã, hải đảo thiếu nước ngọt và sạch để quyết định thời gian và mức phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch cho phù hợp với thời giá từng địa phương. Điều 12. Phụ cấp lưu động Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn, bản, phum, soóc được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu. Điều 13. Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc ít người Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang dạy bằng tiếng và chữ viết của các dân tộc ít người thì được hưởng thêm phụ cấp mức 50% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có). Điều 14. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ như quy định tại Điều 4 Chương II của Nghị định này. 2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại các vùng dân tộc ít người thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn tự học tiếng dân tộc để phục vụ công tác được hỗ trợ tiền mua tài liệu và tiền bồi dưỡng cho việc tự học tiếng bằng hoặc tương đương số tiền hỗ trợ cho việc học tập tương tự ở các trường, lớp chính quy. Điều 15. Khen thưởng 1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục thì được xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục theo quy định của pháp luật. 2. Tiêu chuẩn về thời gian công tác và thời gian đã trực tiếp giảng dạy để xét tặng Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, phong tặng Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được quy đổi hoặc giảm bớt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. CHƯƠNG IV Điều 16. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 17. Hướng dẫn thi hành Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. Điều 18. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÔNG TÁC Ở TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, Ở VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ – Xà HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ
GIÁO DỤC CÔNG TÁC TẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÔNG TÁC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – Xà HỘI
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH